Mỹ là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ Mỹ đạt 6,8 tỷ USD, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2021.
Thời điểm này hàng năm, các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ thường được tiêu thụ mạnh tại các nước nhập khẩu do nhu cầu mua sắm cuối năm tăng. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của lạm phát, bất lợi từ thị trường đã khiến khung cảnh thường lệ này thay đổi.
Trong tháng 9 vừa qua, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ mang về thêm 1,41 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch ngành hàng này đạt 12,3 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 7 tháng đầu năm 2022, Astralia tăng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường cung cấp lớn thứ 2 là Việt Nam, đạt 125,5 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo kết quả khảo sát 50 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh và chế biến gỗ tại Việt Nam, có 20% doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện chuyển đổi số bất cứ hạng mục nào, hơn 56% doanh nghiệp mới chuyển đổi được một phần và 4,2% doanh nghiệp đã chuyển đổi số toàn bộ quy trình hoạt động.
Thời gian gần đây, viên nén dần trở thành điểm sáng của ngành gỗ khi nhu cầu và giá xuất khẩu tại thị trường quốc tế tăng cao tạo cơ hội cho sản phẩm mở rộng sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, mặt hàng này đang được cân nhắc về việc áp thuế xuất khẩu 5% hoặc 10% để giữ lại nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ.
Lạm phát kéo dài tại các quốc gia châu Âu, Mỹ và lan rộng ra châu Á đã gây ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng một số ngành, sản phẩm; trong đó có tiêu dùng sản phẩm gỗ và đồ gỗ nội thất.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh trong tháng 8 do trong tháng 8/2021 giá trị xuất khẩu mặt hàng này ở mức thấp trong khi năm nay giá thành sản phẩm tăng cao khiến kim ngạch tăng lên.
Theo VCCI, mặt hàng viên than gỗ, hiện có thuế suất xuất khẩu 10%, được sản xuất từ mặt hàng viên gỗ nén, hiện có thuế suất xuất khẩu 0%. Các mức thuế suất như vậy là bất hợp lý và cẩn sửa đổi về cùng một mức.
Các doanh nghiệp ngành gỗ cho hay tthị trường chính xuất khẩu của Việt Nam như Mỹ, EU đang lạm phát và trải qua sự sụt giảm về nhu cầu rất lớn. Điều này đang tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Với việc thiếu nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ Nga nên EU đang có nhu cầu gia tăng nhập khẩu viên nén gỗ, hay còn gọi là viên nén mùn cưa từ nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Điều này đã giúp giá xuất khẩu viên nén gỗ của Việt Nam sang các nước tăng cao và hiện chưa có dấu hiệu chững lại.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong bối cảnh lạm phát tăng cao khiến nhu cầu giảm nhưng hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam trong nửa đầu năm đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng nhập khẩu của Mỹ. Điều này cho thấy, các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đã thu hút được người tiêu dùng Mỹ.