|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Nhật Bản tăng 34% trong 10 tháng đầu năm

07:44 | 01/12/2022
Chia sẻ
Tính chung 10 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản đạt 1,5 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản trong tháng 10 đạt 162,5 triệu USD, tăng gần 35% so với tháng 10/2021. Tính chung 10 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản đạt 1,5 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021.  

 

Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng dăm gỗ, viên nén gỗ, gỗ, ván và ván sàn, cửa gỗ đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản rất cao, góp phần đẩy mạnh trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường này.

Trong đó, dăm gỗ xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 495,2 triệu USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2021. Viên nén gỗ có trị giá xuất khẩu lớn thứ ba đạt 266 triệu USD, tăng gần 99% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mặt hàng có nhiều tiềm năng tăng trưởng, bởi chính phủ Nhật Bản đang tiếp tục thực hiện chuyển đổi từ nguồn điện than sang điện sạch, bao gồm cả điện sinh khối, do vậy nhu cầu sử dụng dăm gỗ và viên nén gỗ có xu hướng tăng mạnh.

Đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2022.

"So với tốc độ tăng trưởng chung của ngành nội thất bằng gỗ của Việt Nam, thì đây là kết quả đáng khích lệ, trong bối cảnh lạm phát tăng cao khiến nhu cầu tiêu dùng chậm lại. Tốc độ tăng trưởng khá của mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ tới Nhật Bản cho thấy người tiêu dùng nước này đang quan tâm nhiều hơn tới các sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam", Cục Xuất nhập khẩu cho hay.

Theo khuyến cáo từ Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, khi xuất khẩu hàng  hóa tới Nhật Bản, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới chất lượng, giá cả mà cần tích cực củng cố, đẩy mạnh nâng cao hình ảnh, thương hiệu hàng hóa Việt Nam. Điều này sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị phần hàng hóa nói chung và mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ nói riêng của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. 

Như Huỳnh

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.