|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Giới đầu tư toàn cầu đổ tiền vào bất động sản kho vận ở châu Á

14:38 | 29/07/2020
Chia sẻ
Nhiều tổ chức đầu tư, "đại gia" bảo hiểm cùng quĩ đầu tư quốc gia đang tăng cường bơm vốn vào các tài sản logistic ở Trung Quốc và khu vực xung quanh, khi hoạt động giao đồ ăn trực tuyến tăng vọt nhờ COVID-19 làm tăng nhu cầu kho chứa.
Giới đầu tư toàn cầu đổ tiền vào bất động sản logistics châu Á - Ảnh 1.

Bất động sản logistics, bất động sản công nghiệp châu Á hiện là những khoản đầu tư hấp dẫn với các tổ chức đầu tư lớn toàn cầu. (Ảnh: SCMP).

COVID-19 dẫn tới sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử với nhu cầu giao đồ ăn trực tuyến và hàng hóa tăng vọt. Hệ quả là, nhu cầu không gian kho hàng cũng tăng trưởng mạnh.

Ông Jeffrey Shen - nhà đồng sáng lập kiêm đồng CEO của ESR – nhận định: "Luồng phân bổ vốn đã thiên về lĩnh vực này trước khi đại dịch xảy ra, nay càng tăng tốc khi COVID-19 thúc đẩy tăng trưởng thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới".

ESR là một công ty đầu tư chuyên về bất động sản kho vận, tổng tài sản quản lí trị giá hơn 22 tỉ USD, trong đó có khoảng 17 triệu m2 bất động sản kho vận tại châu Á.

Đồng giám đốc ESR cho biết, các công ty bảo hiểm, quĩ đầu tư quốc gia và các nhà quản lí quĩ hưu trí đang dành mối quan tâm lớn cho lĩnh vực kho vận và những công ty có liên quan.

Ông lí giải nguyên nhân là những phân khúc bất động sản khác, điển hình như bất động sản bán lẻ, hiện chịu áp lực lớn trước tình hình bùng phát dịch COVID-19 trên toàn cầu.

ESR thực hiện khoảng 2 tỉ USD khoản đầu tư mới trong năm 2020, thông qua các mối quan hệ đối tác với các nhà đầu tư toàn cầu. Một số khoản đầu tư đáng chú ý có thỏa thuận liên doanh cốt lõi với công ty bảo hiểm Manulife của Canada, quản lí khoảng 900 tỉ USD tài sản trên toàn cầu.

Đầu tháng 7, ESR cho biết liên doanh đã mua 4 bất động sản kho vận cấp tổ chức từ Redwood China Logistics Fund (RCLF) với giá khoảng 1,7 tỉ nhân dân tệ (NDT), tương đương 240 triệu USD.

Giới đầu tư toàn cầu đổ tiền vào bất động sản logistics châu Á - Ảnh 2.

(Ảnh: SCMP).

Làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp châu Á

Song, ESR không phải là "con sói đơn độc" trong cuộc chơi đổ tiền vào bất động sản logistics ở châu Á, đặt biệt là Trung Quốc.

China Logistics Property Holdings sở hữu danh mục đầu tư 4,3 triệu m2 bất động sản logistics khắp 18 tỉnh tại Trung Quốc đại lục, vừa tuyên bố vào cuối tháng 6 họ sẽ phát hành 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi cho quĩ đầu tư Bain Capital của Anh.

Phân khúc bất động sản công nghiệp chứng kiến khối lượng giao dịch giảm 11% trong quí II, khả quan hơn so với mức giảm 44% trong các phân khúc khác theo báo cáo khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Knight Frank công bố hồi đầu tháng.

Công ty đầu tư bất động sản JLL cho biết doanh số bán hàng dịch vụ giao thức ăn trực tuyến và dịch vụ mua hàng trực tuyến tại Trung Quốc đã tăng 400% trong tháng 2, giai đoạn dịch bệnh cấp bách nhất tại quốc gia này.

Nhu cầu gia tăng thôi thúc các công ty tìm kiếm không gian kho chứa mới tại các địa điểm khac nhau nhằm đẩy nhanh tốc độ giao hàng.

"Hầu hết các hợp đồng thuê mới đều từ các dịch vụ giao đồ ăn và nhà bếp trung tâm, chiếm 60% diện tích cho thuê", CEO ESR - Jeffrey Shen nói.

ESR xác nhận gần đây công ty thu hút được nhiều khách hàng mới như Tập đoàn chuyển phát nhanh Havi Group, hợp tác giao hàng cho chuỗi thức ăn nhanh McDonald. Theo ông Shen, Havi có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Trung Quốc.

Giới đầu tư toàn cầu đổ tiền vào bất động sản logistics châu Á - Ảnh 3.

Nhu cầu đặt đồ ăn trực tuyến gia tăng vì đại dịch góp phần thúc đẩy cơn sóng dịch chuyển vốn vào các bất động sản logistic. (Ảnh: Nikkei Asian Review).

Xu hướng từ trước, tăng tốc nhờ COVID

Ông Brian Oravec - nhà quản lí của IndoSpace Capital Asia thuộc Tập đoàn bất động sản IndoSpace Ấn Độ - nhận xét: "Giới đầu tư bắt đầu gom góp các bất động sản công nghiệp trong danh mục đầu tư từ 4-5 năm trước, sau khi bị hấp dẫn bởi nhu cầu lớn với mức tăng trưởng cho thuê ổn định".

Oravec nhận định tại hội thảo trực tuyến của Hiệp hội Bất động sản châu Á-Thái Bình Dương rằng, đại dịch COVID-19 bùng phát giúp thương mại điện tử bùng nổ, làm tấm đệm giúp tốc độ đầu tư vào nhóm tài sản này tăng nhanh.

Phân khúc bất động sản kho vận và bất động sản công nghiệp tại khu vực này có khả năng phục hồi tốt nhất.

Theo báo cáo mà JLL công bố ngày 20/7, mức tăng trưởng cho thuê bất động sản tại Thành phố Thượng Hải và Sydney vẫn rất khả quan. Phần lớn khu vực Singapore, Bắc Kinh, Sydney và Melbourne có dấu hiệu ổn định, song, tình hình cho thuê văn phòng và bất động sản bán lẻ trong quí II tuột dốc do giá thuê giảm mạnh.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Điêu Quân

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.