Giải Nobel Kinh tế thuộc về hai nhà khoa học nghiên cứu lí thuyết đấu giá
Đưa tin theo CNN, hai nhà khoa học Milgrom và Wilson đều là giáo sư tại Đại học Stanford ở California, được công nhận vì những phát hiện lí thuyết giúp cải thiện phương thức hoạt động của các cuộc đấu giá.
Theo Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, "khám phá của họ mang lại lợi ích to lớn cho xã hội", khám phá của họ đã mang lại lợi ích cho người bán, người mua và người nộp thuế trên khắp thế giới.
Theo Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, các nhà kinh tế học đã tạo ra các hình thức mới để bán đấu giá nhiều đồ vật có liên quan với nhau.
Phương pháp này dựa trên lí thuyết rằng người bán được thúc đẩy bởi các lợi ích xã hội lớn hơn doanh thu tối đa.
Hai nhà khoa học Milgrom và Wilson sẽ chia nhau 10 triệu kroner Thụy Điển (tương đương với 1,1 triệu USD) tiền thưởng.
Năm 2019, giải thưởng kinh tế học đã được trao cho Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer vì công trình xóa đói giảm nghèo toàn cầu của họ. Trong đó, bà Duflo, giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts, là người trẻ nhất và là nhà khoa nữ thứ hai được trao giải Nobel.
Tuần trước, Chương trình Lương thực Thế giới đã được trao giải Nobel Hòa bình 2020 vì những nỗ lực chống nạn đói và "đóng góp vào các điều kiện tốt hơn cho hòa bình ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột".
Giải thưởng Nobel là một tập các giải thưởng quốc tế được tổ chức trao thưởng hằng năm kể từ năm 1901 cho những cá nhân đạt thành tựu trong lĩnh vực vật lí, hoá học, y học, văn học, kinh tế và hòa bình; đặc biệt là giải hoà bình có thể được trao cho tổ chức hay cho cá nhân.
Giải thưởng về kinh tế học có tên gọi chính thức là Giải thưởng Sveriges Riksbank về Khoa học Kinh tế. Giải thưởng này được thành lập bởi Ngân hàng Trung ương của Thụy Điển và đã được trao từ năm 1969 để tưởng nhớ nhà Alfred Nobel.