|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu hôm nay 7/3: Lên cao nhất kể từ 2008 vì cuộc đàm phát Iran bị trì hoãn

07:26 | 07/03/2022
Chia sẻ
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tăng vọt hơn 8% trong phiên giao dịch sáng nay lên mức cao nhất kể từ năm 2018, vì sự trì hoãn đối với khả năng đưa dầu Iran trở lại thị trường thế giới và việc phương Tây xem xét cấm nhập khẩu dầu Nga.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Xem thêm: giá xăng dầu hôm nay 8/3

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 8,8% lên 125,67 USD/thùng vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam) ngày 7/3. Giá dầu thô Brent giao tháng 5 tăng tới 10,31% lên 130,2 USD/thùng. 

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h15 ngày 7/3/2022

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 7/2022

Tokyo

76.390

14,51

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 5/2022

ICE

130,2

10,31

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 4/2021

Nymex

125,67 

8,80

USD/thùng

Nguồn: Tố Tố tổng hợp.

Giá dầu thô tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008 trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (7/3), vì sự trì hoãn đối với khả năng đưa dầu Iran trở lại thị trường thế giới và việc phương Tây xem xét cấm nhập khẩu dầu Nga.

Các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran với các cường quốc thế giới đã bị sa lầy hôm 6/3, sau khi Nga yêu cầu Mỹ đảm bảo rằng các lệnh trừng phạt mà nước này phải đối mặt trong cuộc xung đột Ukraine sẽ không ảnh hưởng đến thương mại của họ với Tehran. 

Theo các nguồn tin, Trung Quốc cũng đã đưa ra các yêu cầu mới. 

Đáp lại yêu cầu của Nga, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết cùng ngày rằng các lệnh trừng phạt áp đặt đối với Nga không liên quan gì đến một thỏa thuận hạt nhân tiềm năng với Iran.

Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh châu Âu đang thăm dò việc cấm nhập khẩu dầu của Nga, ông Blinken cho biết và Nhà Trắng đã phối hợp với các ủy ban quan trọng của Quốc hội triển khai lệnh cấm của chính họ.

Trong vài phút giao dịch đầu tiên hôm 6/3, giá dầu Brent và dầu WTI đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2008, với dầu Brent đạt 139,13 USD/thùng và giá dầu WTI ghi nhận ở mức 130,50 USD.

Cả hai loại dầu đều đạt mức cao nhất vào tháng 7/2008 với dầu Brent lên tới 147,50 USD/thùng và dầu WTI đạt 147,27 USD.

Giá xăng và sản phẩm chưng cất kỳ hạn của Mỹ cũng tăng vọt theo đà tăng của giá dầu thô trong vài phút đầu tiên sau khi thị trường mở cửa hôm 6/3, tăng lên mức cao kỷ lục.

Ông Amrita Sen, đồng sáng lập của Energy Aspects, nhận định Iran là yếu tố giảm giá duy nhất trên thị trường, nhưng nếu bây giờ thỏa thuận với Iran bị trì hoãn, nguồn cung có thể cạn kiệt nhanh hơn rất nhiều, đặc biệt là nếu dầu thô của Nga không xuất hiện trên thị trường trong thời gian dài.

Các nhà phân tích của JP Morgan cho biết giá dầu có thể lên đến 185 USD/thùng trong năm nay.

Nga xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng dầu và các sản phẩm tinh chế mỗi ngày, chiếm 7% nguồn cung toàn cầu. Một số lượng dầu xuất khẩu của Kazakhstan từ các cảng của Nga cũng gặp nhiều vấn đề, theo Reuters.

Các nhà phân tích tại Bank of America cho biết nếu phần lớn lượng dầu xuất khẩu của Nga bị cắt giảm, có thể xảy ra sự thiếu hụt 5 triệu thùng hoặc lớn hơn, và điều đó có nghĩa là giá dầu có thể tăng gấp đôi từ 100 USD lên 200 USD/thùng.

Cũng theo các nhà phân tích, Iran sẽ mất vài tháng để khôi phục dòng chảy dầu ngay cả khi đạt được thỏa thuận hạt nhân.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Chiều ngày 1/3, Liên Bộ Công Thương-Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện giảm mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 545 đồng/lít

26.077 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 547 đồng/lít

26.834 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 509 đồng/lít

 21.310 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 469 đồng/lít

 19.978 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 536 đồng/kg

 18.468 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h chiều ngày 1/3.  

Tố Tố

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).