|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu hôm nay 5/3: Tăng vọt lên đỉnh nhiều năm vì lo ngại thiếu cung

07:25 | 05/03/2022
Chia sẻ
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tiếp tục gần 7% trong phiên giao dịch sáng nay sau khi lên đỉnh nhiều năm vào phiên trước, vì căng thẳng Nga - Ukraine leo thang và những người mua dầu bỏ qua các thùng từ nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Xem thêm: giá xăng dầu hôm nay 7/3

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 6,84% lên 115,03 USD/thùng vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam) ngày 5/3. Giá dầu thô Brent giao tháng 5 cũng tăng 6,85% lên 118,03 USD/thùng. 

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h10 ngày 5/3/2022

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 7/2022

Tokyo

71.060

-

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 5/2022

ICE

118,03

6,85

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 4/2021

Nymex

115,03

6,84

USD/thùng

Nguồn: Tố Tố tổng hợp.

Giá dầu thô tăng vọt trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (4/3), kết thúc tuần trên đỉnh nhiều năm, vì ăng thẳng Nga - Ukraine leo thang và những người mua dầu bỏ qua các thùng từ nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới.

Dầu thô ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ giữa năm 2020, với giá dầu Brent tăng 21% và dầu thô Mỹ tăng 26%. Trong khi đó các hợp đồng dầu tương lai được giao dịch phổ biến nhất đã đóng cửa ở mức chưa từng thấy kể từ năm 2013 và 2008.

Giá dầu tăng mạnh trong suốt tuần khi Mỹ và các đồng minh áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Nga, tuy không nhằm vào hoạt động bán dầu và khí đốt của Nga, nhưng vẫn bóp chết ngành công nghiệp nước này và đe dọa nguồn cung ngày càng thắt chặt trong những tháng tới.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu Brent giao sau tăng 6,9% lên 118,11 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 7,4%, lên 115,68 USD.

Nga xuất khẩu 4 - 5 triệu thùng dầu/ngày, và là quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai trên thế giới sau Arab Saudi. 

Các thương nhân hầu như không thể bán dầu của Nga trong cả tuần, với Shell PLC hôm 4/3 là người mua đáng chú ý duy nhất của mặt hàng này, với mức chiết khấu mạnh 28 USD cho một thùng dầu Brent. 

Sự xáo trộn có thể sẽ tiếp tục. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, dưới áp lực của các nhà lập pháp từ cả hai bên, cho biết họ đang xem xét các phương án giảm nhập khẩu dầu từ Nga ngay cả khi họ cố gắng giảm thiểu tác động đến nguồn cung toàn cầu và người tiêu dùng.

Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết mặc dù lượng dầu nhập khẩu của Mỹ từ Nga là nhỏ, nhưng giá dầu thô tăng cao vào cuối ngày vì một số người tham gia thị trường lo ngại rằng các nước khác có thể neo theo hành động đó. 

Ngoại trưởng Anh cho biết nước này sẽ nhắm mục tiêu vào lĩnh vực năng lượng của Nga trong các vòng trừng phạt sắp tới. Chính phủ Anh đã không có động thái này cho đến nay, do lo ngại rằng nó sẽ thúc đẩy các chi phí năng lượng. 

Theo một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos được hoàn thành hôm 4/3, hầu hết người Mỹ ủng hộ ý tưởng cấm nhập khẩu dầu của Nga, với 80% nói rằng Mỹ nên ngừng mua dầu của nước này. 

Canada đã cấm nhập khẩu dầu của Nga hồi đầu tuần. Các khách hàng lớn nhất của Nga gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức và Hà Lan. 

Một số nhà máy lọc dầu đã ngừng mua dầu của Nga và các công ty thương mại miễn cưỡng giao dịch với người bán Nga vì lo ngại sẽ có thêm các lệnh trừng phạt. 

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Chiều ngày 1/3, Liên Bộ Công Thương-Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện giảm mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 545 đồng/lít

26.077 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 547 đồng/lít

26.834 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 509 đồng/lít

 21.310 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 469 đồng/lít

 19.978 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 536 đồng/kg

 18.468 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h chiều ngày 1/3.          

Tố Tố