|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 5/3: Vàng SJC vượt mốc 68 triệu đồng/lượng trong phiên cuối tuần

07:05 | 05/03/2022
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay tăng mạnh theo xu hướng thế giới, sau khi leo dốc 1,6% vào phiên trước, vì căng thẳng tại Ukraine thúc đẩy nhu cầu đối với vàng.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h35 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 6/3

Giá vàng trong nước hôm nay (5/3) tiếp đà bật tăng mạnh, được khảo sát vào lúc 8h35.

Cụ thể, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn và hệ thống PNJ (Bắc - Nam) điều chỉnh tăng 300.000 đồng/lượng (mua vào) và tăng 700.000 đồng/lượng (bán ra).

Giá mua đi ngang và giá bán tăng 100.000 đồng/lượng tại Tập đoàn Doji.

Tương tự, doanh nghiệp Phú Quý niêm yết giá vàng SJC lần lượt tăng 100.000 đồng/lượng và 500.000 đồng/lượng tương ứng với hai chiều mua và bán. 

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng miếng SJC ở mốc 67,25 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC là 68,50 triệu đồng/lượng.

Vàng nữ trang SJC cũng điều chỉnh tăng trong sáng hôm nay. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 700.000 đồng/lượng, vàng nữ trang SJC loại 18K tăng 530.000 đồng/lượng và loại 14K tăng 410.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua vào và bán ra.

Giá vàng SJC

Ngày 5/3/2022

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

67,25

68,42

+300

+700

SJC chi nhánh Sài Gòn

67,25

68,40

+300

+700

Tập đoàn Doji

66,30

67,75

-

+100

Tập đoàn Phú Quý

67,00

68,20

+100

+500

PNJ chi nhánh Hà Nội

67,10

68,50

+300

+700

PNJ chi nhánh Sài Gòn

67,10

68,50

+300

+700

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

55,35

56,15

+700

+700

75% (vàng 18K)

40,27

42,27

+530

+530

58,3% (vàng 14K)

30,89

32,89

+410

+410

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h35. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Giá vàng hôm nay 5/3: Vàng SJC vượt mốc 68 triệu đồng/lượng trong phiên cuối tuần - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới vượt 1.970 USD/ounce

Giá vàng thế giới tăng vọt 1,6% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (4/3) vì căng thẳng tại Ukraine thúc đẩy giới đầu tư đổ xô vào tài sản an toàn là vàng. 

Trong phiên giao dịch sáng ngày 5/3, giá vàng giao ngay ổn định ở 1.972,9 USD/ounce vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Còn giá vàng giao tháng 4 tăng 1,98% lên 1.974,3 USD.

Cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine sẽ tiếp tục hỗ trợ triển vọng giá vàng tăng cao, nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết trong một lưu ý.

Nguyên nhân là nó phản ánh cuộc tranh chấp này sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với lạm phát, tăng trưởng và kỳ vọng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương.

Vàng, được coi là một kho lưu trữ giá trị an toàn trong thời kỳ bất ổn như vậy, phần lớn đã bỏ qua mức tăng 1% của đồng USD, một nơi trú ẩn an toàn thay thế và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất vào cuối tháng này.

Chứng khoán Phố Wall giảm điểm do lo ngại về cuộc xung đột ở Ukraine đã làm lu mờ sự tăng trưởng việc làm mạnh mẽ của Mỹ vào tháng trước.

Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, số việc làm phi nông nghiệp của nước này đã tăng 678.000 trong tháng trước, cao hơn nhiều so với ước tính đồng thuận thị trường đưa ra trước đó là 400.000 việc làm. 

Dữ liệu tháng 1 cũng đã được sửa đổi, với số việc làm tăng thêm 481.000.

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cũng giảm xuống 3,8%, đánh bại dự đoán được giới chuyên gia đưa ra trước đó là giảm xuống 3,9% vào tháng 2.

Số người thất nghiệp giảm xuống còn 6,3 triệu người. So với tháng 2/2020, trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,5% và số người thất nghiệp là 5,7 triệu người.

Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc giao ngay tăng 2% lên 25,67 USD, và ghi nhận tuần tăng thứ 5 liên tiếp. Trong khi giá bạch kim tăng 3,4% lên 1.117,06 USD.

Giá palladium tăng trên 3.000 USD/ounce lần đầu tiên kể từ tháng 5/2021 trong phiên cuối tuần, do lo ngại về tình trạng thiếu cung từ nhà sản xuất hàng đầu Nga gia tăng.

Cụ thể, giá palladium giao ngay tăng 7,6% lên 2.985,54 USD. Trong phiên có thời điểm giá  tăng tới 8,4% lên 3.008,74 USD/ounce. Tính chung tuần giá kim loại họ bạch kim đã tăng 25%, mức tăng tốt nhất kể từ cuối tháng 3/2020.

Nga chiếm 40% tổng sản lượng kim loại được sử dụng trong bộ xúc tác chuyển đổi của ô tô.

"Ngày càng có nhiều sự đồng thuận rằng Nga sẽ không làm chậm hoạt động quân sự của mình và bạn sẽ chỉ thấy các lệnh trừng phạt trở nên khắc nghiệt hơn, và điều đó thực sự sẽ làm gián đoạn việc tiếp cận với nguồn cung palladium đó của các doanh nghiệp", nhà phân tích thị trường tại OANDA nói với Reuters

Các lệnh cấm bay, những vấn đề hậu cần và lệnh trừng phạt sẽ khiến triển vọng palladium rất lạc quan, vì điều này diễn ra tại thời điểm nhu cầu đang bắt đầu tăng lên đáng kể.

Tố Tố

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).