|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu hôm nay 11/5: Dầu thô Mỹ thủng mốc 100 USD vì lo ngại về nền kinh tế, đồng USD mạnh

06:58 | 11/05/2022
Chia sẻ
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch sáng nay vì triển vọng nhu cầu bị áp lực bởi các biện pháp phòng COVID tại Trung Quốc và rủi ro tăng trưởng gia tăng, trong khi đồng USD mạnh khiến dầu thô trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Xem thêm: giá xăng dầu hôm nay 12/5

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 1,09% xuống 98,72 USD/thùng vào lúc 7h02 (giờ Việt Nam) ngày 11/5. Giá dầu thô Brent giao tháng 7 cũng giảm 0,78% xuống 101,38 USD/thùng. 

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h02 ngày 11/5/2022

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 10/2022

Tokyo

73.680

(2,00)

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 7/2022

ICE

101,38

(0,78)

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 6/2021

Nymex

98,72

(1,09)

USD/thùng

Nguồn: Tố Tố tổng hợp.

Giá dầu thô Mỹ giảm xuống dưới mốc 100 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (10/5), mức thấp nhất trong hai tuần, vì triển vọng nhu cầu bị áp lực bởi các lệnh phong toả chống COVID-19 tại Trung Quốc và rủi ro tăng trưởng gia tăng.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 3,2% xuống 99,76 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent giảm 3,28% xuống 102,46 USD. Cả hai loại dầu đều giảm phiên thứ hai liên tiếp và mất hơn 4 USD/thùng trong phiên. 

Các chỉ số chính của Phố Wall cũng giảm điểm trong phiên giao dịch bất ổn do lo ngại về việc ngân hàng trung ương tích cực thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Đầu phiên giao dịch, bình luận từ các bộ trưởng năng lượng của Arab Saudi và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống Nhất (UAE) đã thúc đẩy dầu Brent và WTI tăng hơn 1 USD/thùng.

Ông John Kilduff, một đối tác tại Again Capital LLC, cho biết với việc Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục phân vân về việc liệu họ có cấm dầu thô của Nga hay không, nó làm thay đổi tính toán rất nhiều theo cả hai hướng.

Ủy ban Liên minh châu Âu (EC) đã trì hoãn hành động đối với đề xuất này. Cần có sự nhất trí để cấm nhập khẩu dầu từ Nga, và trong khi bộ trưởng Pháp cho biết các thành viên EU có thể đạt được thỏa thuận trong tuần này, Hungary đã kiên quyết phản đối lệnh cấm vận.

Ngoài ra, một số nền kinh tế châu Âu có thể gặp khó khăn nếu nhập khẩu dầu của Nga bị giảm hơn nữa.

Nếu Nga trả đũa bằng cách cắt nguồn cung cấp khí đốt, các nền kinh tế mới nổi ở châu Âu, Trung Á và Bắc Phi có thể trượt trở lại mức trước đại dịch, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) cảnh báo.

Ngoài lệnh cấm nhập khẩu từ từ của G7 gần đây đối với dầu của Nga, Nhật Bản đã đồng ý loại bỏ dần các giao dịch thu mua này. Thời gian và phương pháp vẫn chưa được quyết định. Năm ngoái, dầu thô của Nga chiếm 4% tổng lượng dầu nhập khẩu của quốc gia châu Á. 

Trong khi đó nhu cầu ở Trung Quốc giảm mạnh do các đợt phong toả chống COVID và mức giá thấp của dầu thô Nga trên thị trường, khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có nhiều lựa chọn hơn.

Đồng USD neo quanh đỉnh hai thập kỷ cũng gây áp lực đối với dầu thô, vì nó khiến mặt hàng này trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác, theo Reuters

Về nguồn cung, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã hạ dự báo sản lượng dầu thô của quốc gia này cho năm 2022 và 2023. Hiện cơ quan này dự kiến ​​sản lượng năm 2022 đạt trung bình 11,9 triệu thùng/ngày so với ước tính trước đó là 12 triệu thùng/ngày.

Dữ liệu của Euroilstock cho thấy, dự trữ sản phẩm dầu và dầu thô của các nhà máy lọc dầu châu Âu đạt khoảng 1 tỷ thùng trong tháng 4, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng gần bằng với tháng 3. Trong khi dự trữ sản phẩm chưng cất trung bình đã giảm 15,4% so với cùng kỳ vào tháng trước và gần 3% so với tháng 3.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Chiều 4/5, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu.

Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 334 đồng/lít

 27.468 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 442 đồng/lít

 28.434 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 0 đồng/lít

 25.530 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 171 đồng/lít

 23.828 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

- 240 đồng/kg

 21.560 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 4/5. Như vậy kể từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã có 7 đợt tăng, 4 kỳ giảm. 

 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tố Tố

Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.