|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhu cầu thép của Trung Quốc đã tạo đáy?

11:16 | 19/05/2022
Chia sẻ
Tình trạng dư cung tại thị trường thép Trung Quốc có thể giảm bớt ít nhất trong tháng 4. Một số nguồn tin trong ngành lạc quan về triển vọng nhu cầu, kỳ vọng đà giảm sẽ chạm đáy trong ngắn hạn.

Theo trang S&P Global Commodity Insights, tình trạng dư cung thép tại Trung Quốc có thể giảm bớt trong thời gian tới do đà giảm về nhu cầu được cho là đã chạm đáy ngắn hạn.

Sản lượng gang hàng ngày của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục trong tháng 4 vào thời điểm thị trường đối mặt với nhu cầu thấp. Điều này khiến thị trường thép chịu áp lực.

Tuy nhiên, tình trạng dư cung tại thị trường thép Trung Quốc có thể giảm bớt ít nhất trong tháng này. Một số nguồn tin trong ngành lạc quan về triển vọng nhu cầu, kỳ vọng đà giảm sẽ chạm đáy trong ngắn hạn.

Triển vọng nhu cầu được cải thiện chủ yếu xuất phát từ động thái mới nhất của Trung Quốc khi nước này giảm 0,2 điểm lãi suất cho vay mảng bất động sản, áp dụng đối với người mua nhà lần đầu vào ngày 15/5. 

Điều này cho thấy Trung Quốc đã chuyển từ giảm tỷ lệ đòn bẩy sang hỗ trợ lĩnh vực bất động sản.

Mặc dù động thái này sẽ không giúp đảo ngược tình hình đi xuống của doanh số bán hàng bất động sản hoặc khiến các dự án nhà ở mới trong ngắn hạn tăng lên, nhưng đây là tín hiệu cho thấy nhiều chính sách hỗ trợ hơn sẽ được đưa ra để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ không kiểm soát của các chủ đầu tư thiếu tiền. Điều này sẽ giảm bớt bất kỳ sự siết chặt nào nữa đối với nhu cầu thép.

Quan trọng hơn, các biện pháp giới nghiêm nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19 sẽ sớm có kết quả, dẫn đến hoạt động giao thông, vận tải trở nên suôn sẻ hơn.

Các hạn chế xã hội do đại dịch gây ra và việc đóng cửa nhiều thành phố của Trung Quốc là nguyên nhân chính đằng sau sự sụt giảm dữ liệu kinh tế của tháng 4, đồng thời cản trở các biện pháp kích thích phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sản xuất.

Một số nguồn tin thị trường cho rằng ngay sau khi hoạt động giao thông vận tải và du lịch có thể trở lại bình thường, chính sách tài khóa và tiền tệ của Trung Quốc sẽ giúp bắt đầu đẩy nhanh đầu tư cơ sở hạ tầng và sản xuất chế tạo. Tiêu thụ hàng hóa bán lẻ của Trung Quốc cũng sẽ cải thiện song song, điều này cũng sẽ giúp phục hồi nhu cầu thép.

Sản lượng thép đang dần phục hồi

Sản lượng gang của Trung Quốc trong tháng 4 đạt 76,8 triệu tấn, tương đương trung bình 2,55 triệu tấn / ngày, tăng 10,8% so với tháng 3, theo dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia. Tuy nhiên, con số này không mấy thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái do do Cục Thống kê Quốc gia điều chỉnh sản lượng gang trong tháng 4/2021 từ 75,97 triệu tấn lên 76,8 triệu tấn.

Sản lượng thép thô Trung Quốc trong tháng 4 tăng 5,2% so với tháng 3 lên 88,3 triệu tấn, tương đương khoảng 3 triệu tấn/ngày. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 4/2021 gần như không thay đổi.

Sản lượng tăng sau khi các nhà máy miền Bắc Trung Quốc hoàn thành việc cắt giảm công suất mà chính phủ yêu cầu hồi giữa tháng 3.

Cục thống kê cho biết trong 4 tháng đầu năm, Trung Quốc đã sản xuất 336,15 triệu tấn thép, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một số nguồn tin cho rằng sản lượng gang và thép thô trong tháng 5 có thể bằng tháng 4.

Việc bùng nổ dịch COVID-19 tái bùng phát trở lại càng làm trầm trọng hơn sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản, dẫn đến những tác động tiêu cực đến nhu cầu thép nói chung nhiều hơn so với sản xuất thép.

Giá trị bán bất động sản của Trung Quốc, đã giảm 38,8% so với cùng kỳ vào tháng 4, tiếp tục giảm so với mức giảm 17,7% so với cùng kỳ vào tháng 3, theo dữ liệu mới nhất của NBS.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đã tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 4, nhưng tốc độ phần lớn đã chậm lại so với mức tăng 8,8% so với cùng kỳ vào tháng 3.

Tuy nhiên, ngày 16/5, Thượng Hải đã công bố lộ trình dỡ bỏ các lệnh hạn chế. Điều này cho thấy Thượng Hải nói riêng và toàn bộ Trung Quốc nói chung có thể sớm trở lại trạng thái bình thường, giúp hoạt động xây dựng và sản xuất sôi động hơn.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

H.Mĩ

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.