|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 9/3: Bật tăng trở lại từ 200.000 đồng/lượng đến 1,5 triệu đồng/lượng

07:01 | 09/03/2022
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay quay trở lại đà tăng. Trong khi đó, giá vàng thế giới giảm sau khi kéo dài đà tăng hướng tới mức cao kỷ lục vì giới đầu tư đổ xô vào vàng.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h40 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 10/3

Giá vàng trong nước ngày 9/3 tăng trở lại tại một số cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý.

Cụ thể, Tập đoàn Doji điều chỉnh vàng SJC tăng 1 triệu đồng/lượng (mua vào) và tăng 200.000 đồng/lượng (bán ra).

Tại doanh nghiệp Phú Quý, giá mua vào không đổi và giá bán tăng 300.000 đồng/lượng.

Tương tự, tại hệ thống PNJ, giá vàng SJC tăng 1,5 triệu đồng/lượng cho chiều mua và tăng 600.000 đồng/lượng cho chiều bán.

Cùng thời điểm khảo sát, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn đứng yên trong phiên giao dịch sáng nay.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 70,80 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 72,80 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K đứng yên cho cả hai chiều mua - bán.

Giá vàng SJC

Ngày 9/3/2022

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

70,20

72,02

-

-

SJC chi nhánh Sài Gòn

70,20

72,00

-

-

Tập đoàn Doji

70,00

72,00

+1.000

+200

Tập đoàn Phú Quý

70,00

72,50

-

+300

PNJ chi nhánh Hà Nội

70,80

72,80

+1.500

+600

PNJ chi nhánh Sài Gòn

70,80

72,80

+1.500

+600

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

55,70

56,90

-

-

75% (vàng 18K)

40,83

42,83

-

-

58,3% (vàng 14K)

31,33

33,33

-

-

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Giá vàng hôm nay 9/3: Bật tăng trở lại từ 200.000 đồng/lượng đến 1,5 triệu đồng/lượng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới giảm nhẹ sau khi tiến sát mốc 2.070 USD/ounce

Trong phiên giao dịch sáng ngày 9/3, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 2.048 USD/ounce vào lúc 6h43 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 4 giảm 0,21% xuống 2.054 USD. 

Giá vàng kéo dài đà tăng lên mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (8/3), sau khi các nhà đầu tư đổ xô vào kim loại trú ẩn truyền thống vì lo ngại gia tăng xoay quanh cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine, với việc Mỹ và Anh tuyên bố sẽ cấm nhập khẩu dầu từ Moscow.

Đầu phiên có thời điểm giá lên tới 2.068,89 USD/ounce, gần mức cao nhất kể từ tháng 8/2020 ở 2.072,5 USD/ounce. 

Ông David Meger, giám đốc phòng giao dịch kim loại tại High Ridge Futures, cho biết sự kết hợp của giá năng lượng, giá ngũ cốc, giá kim loại cơ bản tăng vọt dẫn đến áp lực lạm phát mạnh mẽ, theo đó tiếp tục là yếu tố hỗ trợ cơ bản chính cho đà tăng cao hơn của giá vàng. 

"Ngoài ra, chúng ta đang chứng kiến một lượng đặt cược lớn trên thị trường vàng khi thị trường chứng khoán đang chịu áp lực do những lo ngại lớn về tình hình địa chính trị", ông Meger nói thêm. 

Giá dầu tăng cao và cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã làm giảm khẩu vị đối với các tài sản rủi ro trong những tuần gần đây, theo Reuters

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu và các sản phẩm năng lượng khác của Nga hôm 8/3, trong khi Anh cho biết họ sẽ loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu của Nga vào năm 2022.

Vàng, đã tăng hơn 12% trong năm nay, được coi là kho lưu trữ giá trị an toàn trong thời kỳ bất ổn địa chính trị và lạm phát gia tăng.

Và với các lệnh trừng phạt đối với Nga tiếp tục leo thang, một số nhà phân tích không loại trừ khả năng giá vàng tiến tới mốc 3.000 USD/ounce. 

Điều này là do khi mức cao kỷ lục của vàng từ những năm 1980 được điều chỉnh theo lạm phát, nó sẽ ở mức 2.927 USD/ounce, ông Bart Melek của TD Securities cho hay. 

"Về danh nghĩa, đó là khoảng 850 USD vào năm 1980. Khi tôi điều chỉnh nó theo lạm phát, nó ở mức 2.927 USD. Đó là mức cao kỷ lục nếu bạn điều chỉnh nó theo lạm phát", ông nói thêm. 

Con đường dẫn đến mức đó là có thể, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tiềm tàng mua vàng trong năm nay và sự không chắc chắn xung quanh việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Trong khi đó, những lo lắng về việc thiếu hụt nguồn cung palladium do các lệnh trừng phạt đối với Nga, nhà sản xuất kim loại hàng đầu được sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác khí thải của ô tô, đã giữ giá của nó gần mức cao nhất mọi thời đại.

Theo đó, giá palladium tăng 6,7% lên 3.199,18 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất mọi thời đại là 3.440,76 USD hôm 7/3. Giá palladium đã tăng hơn 60% trong năm nay.

Nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết trong trường hợp thiếu hụt nguồn cung, các nhà sản xuất ô tô sẽ sẵn sàng trả bất kỳ mức giá nào để tiếp tục sản xuất.

Trên thị trường các kim loại khác, giá bạc giao ngay tăng 3,1% lên 26,45 USD/ounce sau khi chạm mức cao nhất kể từ giữa tháng 6/2021. Giá bạch kim cũng tăng 2,9% lên 1.155,52 USD.

Tố Tố