Giá vàng hôm nay 10/3: Vàng SJC giảm xuống còn 68,7 triệu đồng/lượng
Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h40 sáng nay
Xem thêm: Giá vàng hôm nay 11/3
Giá vàng trong nước ngày 10/3 giảm mạnh trong khoảng từ 1,4 triệu đồng/lượng đến 2,5 triệu đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40.
Cụ thể, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn điều chỉnh giảm 2,3 triệu đồng/lượng cho cả chiều mua và chiều bán.
Tập đoàn Doji điều chỉnh giảm 1,9 triệu đồng/lượng (mua vào) và giảm 2,5 triệu đồng/lượng (bán ra).
Cùng thời điểm khảo sát, tại doanh nghiệp Phú Quý, giá vàng SJC giảm 1,8 triệu đồng/lượng cho chiều mua và giảm 1,6 triệu đồng/lượng cho chiều bán.
Tương tự, tại hệ thống PNJ, giá mua vào và bán ra của vàng SJC lần lượt giảm 1,4 triệu đồng/lượng và 1,5 triệu đồng/lượng.
Tại phiên giao dịch hôm nay, giá trần mua vào của vàng miếng SJC ở mốc 67 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC đạt mức 68,7 triệu đồng/lượng.
Vàng nữ trang SJC điều chỉnh giảm trong sáng nay. Cụ thể, giá vàng 24K giảm 1,05 triệu đồng/lượng, vàng nữ trang SJC loại 18K giảm 790.000 đồng/lượng và loại 14K giảm 620.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch.
Giá vàng SJC | Ngày 10/3/2022 | Thay đổi (nghìn đồng/lượng) | |||
Mua vào (triệu đồng/lượng) | Bán ra (triệu đồng/lượng) | Mua vào | Bán ra | ||
Vàng miếng | SJC chi nhánh Hà Nội | 66,30 | 68,12 | -2.300 | -2.300 |
SJC chi nhánh Sài Gòn | 66,30 | 68,10 | -2.300 | -2.300 | |
Tập đoàn Doji | 66,10 | 68,10 | -1.900 | -2.500 | |
Tập đoàn Phú Quý | 66,20 | 68,70 | -1.800 | -1.600 | |
PNJ chi nhánh Hà Nội | 67,00 | 68,70 | -1.400 | -1.500 | |
PNJ chi nhánh Sài Gòn | 67,00 | 68,70 | -1.400 | -1.500 | |
Vàng nữ trang | 99,99% (vàng 24K) | 55,30 | 56,40 | -1.050 | -1.050 |
75% (vàng 18K) | 40,45 | 42,45 | -790 | -790 | |
58,3% (vàng 14K) | 31,03 | 33,03 | -620 | -620 |
Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40. (Tổng hợp: Thanh Hạ)
Giá vàng thế giới phục hồi nhẹ sau khi giảm xuống dưới 2.000 USD
Trong phiên giao dịch sáng ngày 10/3, giá vàng giao ngay tăng 0,06% lên 1.991,9 USD/ounce vào lúc 6h20 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 4 cũng tăng 0,06% lên 1.997,4 USD.
Giá vàng giảm mạnh hơn 3% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (9/3), vì giá dầu đảo chiều giúp các tài sản rủi ro hơn phục hồi.
"Nhu cầu đối với vàng suy yếu một chút, nhưng chúng ta đang ở một vị thế vững chắc hơn nhiều so với trước cuộc xung đột này, chủ yếu là vì tôi vẫn nghĩ rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác sẽ rất thận trọng về cách họ giảm thanh khoản", ông Bart Melek, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại TD Securities, cho hay.
Các nhà phân tích cho biết sự đảo chiều cũng được thúc đẩy bởi hoạt động chốt lời.
Thị trường chứng khón tăng điểm trở lại khi giá dầu giảm và các nhà đầu tư săn lùng những cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi lo ngại về các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Vàng được coi là một kho lưu trữ giá trị an toàn trong bối cảnh bất ổn như vậy.
Theo ông Michael McCarthy, Giám đốc chiến lược tại Tiger Brokers, nếu sự bất ổn hiện tại về mặt địa chính trị tiếp tục, rất có thể thị trường sẽ ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại mới đối với kim loại quý.
Mối quan tâm của thị trường hiện tập trung vào dữ liệu vĩ mô quan trọng là báo cáo CPI của Mỹ, dự kiến được công bố vào thứ Năm (10/3).
Các nhà kinh tế cho rằng lạm phát trong tháng 2 có khả năng đã tăng nhanh và còn lâu mới đạt đến đỉnh. Thị trường dự đoán chỉ số CPI hàng năm ở mức 7,9% vào tháng 2 sau khi tăng lên mức cao nhất trong 40 năm là 7,5% trong tháng 1.
Số liệu CPI mới nhất được đưa ra chỉ một tuần trước khi Fed công bố lãi suất. Chủ tịch ngân hàng trung ương Jerome Powell hứa sẽ hỗ trợ mức tăng lãi suất 25 điểm cơ bản.
Trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 3% xuống 25,59 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất gần 9 tháng hôm 8/3, và giá bạch kim giảm 7% xuống 1.072,41 USD.
Trong khi giá palladium cũng giảm sâu trong phiên ngày hôm qua, theo Reuters.
Palladium, kim loại được các nhà sản xuất ô tô sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác để hạn chế khí thải, giảm 7,5% xuống 2.940,72 USD/ounce sau khi chạm mức cao kỷ lục 3.440,76 USD vào đầu tuần, do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung từ nhà sản xuất hàng đầu là Nga.
"Mọi thứ không thể cứ tiếp tục đi lên. Tại một số thời điểm, phải đạt được mức cân bằng", ông Edward Meir, nhà phân tích của ED&F Man Capital Markets, nói và cho biết thêm palladium vẫn có thể tăng cao hơn vì nguồn cung đã bị thâm hụt trước cuộc khủng hoảng.