|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 5/2: SJC chưa dứt đà giảm, mất giá thêm 400.000 đồng/lượng

07:14 | 05/02/2020
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay ngày 5/2 vẫn chưa dứt đà giảm sâu sau khi tăng mạnh trước ngày vía Thần tài. Trêm thị trường thế giới, vàng cũng giảm hơn 1% vì các biện pháp kích thích kinh tế từ Trung Quốc.

Giá vàng trong nước tiếp tục giảm

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 6/2

Giá vàng hôm nay ngày 5/2 vẫn trên đà lao dốc với mức giảm mạnh trong khoảng 200.000 – 400.000 đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h30.

Cụ thể, tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, vàng SJC điều chỉnh giảm 300.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.

Tại Tập đoàn Doji và Tập đoàn Phú Quý, giá vàng giảm lần lượt 360.000 đồng/lượng và 350.000 đồng/lượng ở chiều mua vào còn chiều bán giảm 310.000 đồng/lượng và 250.000 đồng/lượng.

Còn tại hệ thống PNJ, vàng SJC đồng loạt giảm mạnh 400.000 đồng/lượng theo hai chiều mua – bán tại cả hai chi nhánh Hà Nội và Sài Gòn so với giá chốt phiên chiều qua.

Hiện giá trần mua vào của vàng miếng SJC đạt 43,3 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC đạt 43,77 triệu đồng/lượng.

Đối với vàng nữ trang SJC cũng tiếp tục giảm khá sâu ở tất cả các loại. Cụ thể, vàng nữ trang SJC loại 24K giảm đến 200.000 đồng/lượng, vàng nữ trang SJC loại 18K giảm 150.000 đồng/lượng và loại 14K giảm 116.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

Giá vàng hôm nay 5/2: SJC chưa dứt đà giảm, mất giá thêm 400.000 đồng/lượng - Ảnh 1.

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h30. (Tổng hợp: Như Huỳnh)

Giá vàng hôm nay 5/2: Ảnh hưởng bởi các biện pháp kích thích kinh tế từ Trung Quốc - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Giá vàng thế giới giảm

Tuy nhiên, giá vàng giao ngay tăng 0,05% lên 1553,80 USD/ounce theo Kitco; vàng giao tháng 4 tăng 0,03% lên 1.557,15 USD, ghi nhận vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam) ngày 5/2.

Thứ Ba (4/2), giá vàng đã giảm hơn 1% khi Trung Quốc đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động kinh tế của dịch do virus corona khiến một số nhà đầu tư chuyển hướng từ tài sản an toàn sang các tài sản rủi ro.

David Meger, giám đốc giao dịch kim loại tại High Ridge Futures, cho biết sự thay đổi mạnh mẽ trong thị trường cổ phiếu toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường Mỹ, cho thấy mối lo ngại về việc virus corona ảnh hưởng đến GDP đã giảm bớt khiến nhu cầu đầu tư an toàn đi xuống.

Sự phục hồi của chứng khoán thế giới phần nào dựa trên sự can thiệp của ngân hàng trung ương Trung Quốc.

Các nỗ lực của Bắc Kinh bao gồm kí kết gia tang chi tiêu của chính phủ, giảm thuế và tăng trợ cấp cho các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh corona.

Sự bùng phát dịch bệnh đã phá hoại hoạt động kinh tế của đất nước khi các thành phố bị phong tỏa, hạn chế đi lại và đóng của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, đồng bạc xanh mạnh lên khiến vàng trở nên đắt hơn đối với người mua đang nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Tuy nhiên, bất ổn vẫn còn tồn tại đối với nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu.

Theo chuyên gia phân tích định lượng hàng hóa Peter Fertig, nếu kinh tế thế giới không tăng trưởng mạnh, vàng sẽ vẫn được hỗ trợ.

Bên cạnh đó, một số nhà giao dịch cũng dự đoán Mỹ sẽ giảm lãi suất vào tháng 6, tạo điều kiện tốt cho kim loại quí.

George Gero, giám đốc điều hành tại RBC Wealth Management, cho biết giá vàng có thể dao động trong phạm vi từ 1.550 đến 1.600 USD/ounce.

Về mặt kinh tế, các đơn đặt hàng mới cho hàng hóa do Mỹ sản xuất đã tăng 1,8% trong tháng 12/2019, vượt dự báo của các nhà phân tích là mức 1,2%.

Trong khi đó, nhập khẩu vàng Ấn Độ vào tháng 1 đã giảm 48% so với một năm trước đó do giá địa phương tăng lên gần mức cao kỉ lục đã khiến người dân giảm vào.

Trên thị trường các kim loại quí khác, giá palldium đã tăng 4,5% lên 2.423,76 USD sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 24/1 là 2.435 USD.

Giá bạc giảm 0,5% xuống 17,57 USD, trong khi giá bạch kim giảm 0,4%, xuống 962,83 USD, theo Reuters.

Dương Dương - Như Huỳnh