Giá vàng hôm nay 4/2: SJC giảm có nơi đến nửa triệu đồng/lượng sau ngày vía Thần tài
Giá vàng trong nước vẫn trên đà giảm
Xem thêm: Giá vàng hôm nay 5/2
Giá vàng hôm nay ngày 4/2, một ngày sau ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng) tiếp tục giảm khá sâu trong khoảng 50.000 – 500.000 đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h45.
Cụ thể, tại Tập đoàn Doji, giá vàng giảm 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào còn chiều bán giảm đến 500.000 đồng/lượng.
Tại hệ thống PNJ, mức giảm của vàng SJC lần lượt là 50.000 đồng/lượng và 300.000 đồng/lượng theo hai chiều mua – bán.
Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, vàng SJC ghi nhận giảm 250.000 đồng/lượng ở chiều mua nhưng chiều bán ra tăng nhẹ 50.000 đồng/lượng so với giá cuối phiên chiều qua.
Còn tại Tập đoàn Phú Quý vàng SJC chưa có sự điều chỉnh mới tại thời điểm khảo sát.
Hiện giá trần mua vào của vàng miếng SJC giảm xuống còn 43,8 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC đạt 44,3 triệu đồng/lượng.
Cùng trạng thái vàng nữ trang SJC cũng đồng loạt giảm mạnh ở tất cả các loại. Cụ thể, vàng nữ trang SJC loại 24K giảm đến 2500.000 đồng/lượng, vàng nữ trang SJC loại 18K giảm 188.000 đồng/lượng và loại 14K giảm 146.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.
Giá vàng thế giới tăng nhẹ
Giá vàng giao ngay tăng 0,13% lên 1578,80 USD/ounce theo Kitco; vàng giao tháng 4 tăng 0,15% lên 1.583,45 USD, ghi nhận vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam) ngày 4/2.
Trước đó, giá vàng đã giảm vào thứ Hai (3/2) khi mức độ chấp nhận rủi ro quay trở lại thị trường toàn cầu.
Dữ liệu do Ủy ban giao dịch hàng hóa công bố vào thứ Sáu (31/1) đã cho thấy mức độ đầu cơ vàng đã tăng lên mức cao nhất vào giữa tuần trước, khi giới dầu tư tìm kiếm tài sản chống lại sự bùng phát của coronavirus tại Trung Quốc.
Sự bùng phát dịch bệnh tiếp tục lan rộng, với hơn hai phần ba các nhà máy của Trung Quốc vẫn ngừng hoạt động mặc dù dịp nghỉ Tết Nguyên đán đã kết thúc và các chuyến bay tại các sân bay nước này giảm hơn 50% so với năm ngoái.
Các nhà phân tích đã nhanh chóng đi đến thống nhất rằng sẽ sụt giảm mạnh không chỉ ở Trung Quốc, mà trong hoạt động kinh tế toàn cầu trong quí đầu tiên của năm.
Trong khi đó, dữ liệu phát hành vào thứ Hai (3/2) cho thấy các nhà máy trên thế giới đã lấy lại được động lực vào tháng 1, với chỉ số khảo sát sản xuất của ISM ứng tăng lên cao nhất kể từ tháng 8/2019, và chỉ số quản lý sản xuất tại khu vực đồng euro tăng lên cao nhất kể từ tháng 3/2019 mặc dù vẫn ở dưới mức 50 – mức biểu thị sự tăng trưởng.
Ở một diễn biến khác, giám đốc kinh tế của Ngân hàng Trung ương châu Âu Philip Lane đã có những tuyên bố hơi nghiêng về xu hướng nới lỏng tiền tệ.
Ông Lane cho biết ngân hàng nên cân nhắc nhiều hơn đến tình hình lạm phát đối với chi phí nhà ở, một yếu tố mà các nhà phân tích ước tính sẽ đẩy CPI lên gần 2%.
Ngoài ra, theo ông Lane, có khả năng lương và thuế quan sẽ tăng cao hơn, dẫn đến lạm phát cao hơn.
Đối với nhứng kim loại quí khác, giá bạc giảm 2,0% xuống 17,65 USD / ounce, trong khi giá bạch kim tăng 1,0% lên 971,90 USD, theo Investing.