Giá vàng hôm nay 4/7: Biến động trái chiều trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h40 sáng nay
Mở phiên giao dịch đầu tuần sáng thứ Hai ngày 4/7, giá vàng trong nước tăng tại một số cửa hàng kinh doanh trong khoảng 50.000 - 100.000 đồng/lượng.
Cụ thể, Tập đoàn Doji và doanh nghiệp Phú Quý điều chỉnh giá vàng SJC tăng thêm 50.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua - bán.
Cùng lúc đó, giá mua đứng yên còn giá bán tăng 100.000 đồng/lượng tại hệ thống PNJ.
Trong khi đó, vàng SJC đứng yên không đổi cho cả hai chiều giao dịch tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn.
Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 68,20 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 68,82 triệu đồng/lượng.
Các loại vàng nữ trang khác giảm trong phiên giao dịch sáng nay. Cụ thể, giá vàng 24K giảm 100.000 đồng/lượng, vàng tây 18K giảm 70.000 đồng/lượng và vàng 14K giảm 60.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch.
Giá vàng SJC |
Ngày 4/7/2022 |
Thay đổi (nghìn đồng/lượng) |
|||
Mua vào (triệu đồng/lượng) |
Bán ra (triệu đồng/lượng) |
Mua vào |
Bán ra |
||
Vàng miếng |
SJC chi nhánh Hà Nội |
68,20 |
68,82 |
- |
- |
SJC chi nhánh Sài Gòn |
68,20 |
68,80 |
- |
- |
|
Tập đoàn Doji |
68,15 |
68,75 |
+50 |
+50 |
|
Tập đoàn Phú Quý |
68,20 |
68,80 |
+50 |
+50 |
|
PNJ chi nhánh Hà Nội |
68,10 |
68,80 |
- |
+100 |
|
PNJ chi nhánh Sài Gòn |
68,10 |
68,80 |
- |
+100 |
|
Vàng nữ trang |
99,99% (vàng 24K) |
53,00 |
53,70 |
-100 |
-100 |
75% (vàng 18K) |
38,43 |
40,43 |
-70 |
-70 |
|
58,3% (vàng 14K) |
29,46 |
31,46 |
-60 |
-60 |
Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40. (Tổng hợp: Thanh Hạ)
Giá vàng thế giới biến động trái chiều trong phiên đầu tuần
Trong phiên giao dịch sáng ngày 4/7, giá vàng giao ngay giảm 0,22% xuống 1.809,8 USD/ounce vào lúc 7h08 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 8 tăng 0,52% lên 1.820,6 USD.
Giá vàng biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (4/7) vì lo ngại các ngân hàng trung ương lớn tăng lãi suất cao hơn, trong khi một quốc gia khác ra lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga.
Hôm 3/7, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết quốc gia này sẽ cấm nhập khẩu vàng của Nga, một bước đi nhằm ngăn chặn nguồn thu tài trợ cho cuộc chiến với Ukraine của Nga. Vàng là mặt hàng xuất khẩu mang về nguồn thu lớn thứ hai cho Nga, chỉ sau năng lượng.
Trước đó, một số quốc gia thuộc nhóm G7, gồm Anh, Canada, Mỹ, Nhật Bản, công bố lệnh cấm nhập khẩu vàng từ quốc gia này. Tuy nhiên các chuyên gia nhận định quyết định này không tác động mấy tới thị trường vàng thế giới.
Hồi tháng 3, sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ, Hiệp hội Thị trường vàng London (LBMA) đã loại bỏ các nhà máy tinh chế vàng của Nga ra khỏi danh sách giao hàng. Tại thời điểm đó, cơ quan này cũng thừa nhận lệnh cấm không ảnh hưởng đến thị trường vàng toàn cầu, vì sản lượng vàng từ Nga chủ yếu là trong nước.
Vàng tiếp tục đi xuống vào tuần trước sau khi giảm 0,6% và 1,9% trong hai tuần trước đó. Chỉ tính riêng tháng 6, giá vàng đã mất hơn 2%.
Lập trường bảo thủ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đối với chính sách tiền tệ không phải là yếu tố tiêu cực duy nhất đối với kim loại quý, mà cả chính sách thuế của Ấn Độ.
Giá giảm xuống mức thấp nhất gần 7 tháng trong phiên giao dịch cuối tuần trước, sau khi chính quyền New Delhi tăng thuế nhập khẩu đối với vàng để hỗ trợ thương mại, theo Reuters.
Ông Ajay Kedia, giám đốc của Kedia Commodity ở Mumbai, cho biết động thái này sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến nhu cầu, mặc dù quý III thường ghi nhận lượng mua vật chất mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều lễ hội diễn ra.
Về xu hướng biến động giá, theo ông Sunil Kumar Dixit, chiến lược gia kỹ thuật tại skcharting.com, một động thái tăng giá nữa có thể dẫn đến sự bứt phá bền vững trên 1.815 USD, kéo dài sự phục hồi của vàng lên mức trung bình hàng ngày là 1.832 USD và đường trung bình động trong 200 ngày là 1.846 USD, cũng như đường trung bình động trong 50 ngày là 1.850 USD.
Tuy nhiên, nếu vàng không thể vượt qua 1846 - 1.850 USD, nó có thể kích hoạt sự sụt giảm nhanh chóng về mức 1.815 - 1.800 - 1.780, ông Dixit nói thêm.