Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Mỹ tháng 11 đạt 131 triệu USD, tăng trưởng hai con số so với tháng 11/2022. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản vẫn giảm 5%, Trung Quốc giảm hơn 15% so với cùng kỳ.
Bộ NN&PTNT cho biết giá thủy sản hiện vẫn đang ở mức thấp, người dân có tâm lý “treo ao” chờ tín hiệu của thị trường, điều này dẫn đến nguy cơ các tháng cuối năm có thể thiếu nguyên liệu thuỷ sản phục vụ chế biến và xuất khẩu, ảnh hưởng đến mục tiêu kế hoạch tăng trưởng năm 2023.
VASEP vừa đưa ra hai kịch bản xuất khẩu thủy sản năm 2023, trường hợp lạc quan sẽ đạt hơn 9 tỷ USD, còn nếu điều kiện thị trường kém thuận lợi, xuất khẩu thủy sản dự kiến đạt 8,5-8,7 tỷ USD.
Thống kê của Hải quan Trung Quốc cho thấy nhu cầu nhập khẩu thủy sản của nước này đang phục hồi mạnh mẽ sau mở cửa từ đầu năm 2023. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này vẫn chưa hồi phục. Có những nguyên nhân từ yếu tố thị trường và cả nguyên nhân nội lực.
Doanh nghiệp thủy sản vẫn bị áp lực nặng nề vì thị trường tiêu thụ lao dốc, giá xuất khẩu sụt giảm mạnh trong khi sản xuất, chế biến trong nước bị gánh nặng chi phí sản xuất tăng cao, nhất là thức ăn, con giống và các chi phí cơ bản khác.
VASEP vừa điểm lại 5 sự kiện nổi bật nhất của ngành thủy sản, trong đó nổi bật là sự kiện xuất khẩu thủy sản đạt kỷ lục cả về con số, mặt hàng và thị trường.
VASEP cho rằng năm 2023 lạm phát sẽ ngấm sâu vào nhiều nền kinh tế, doanh nghiệp thủy sản có thể gia tăng xuất khẩu vào một số thị trường có nền kinh tế ổn định như Trung Quốc, ASEAN, Trung Đông và khối các nước CPTPP.
Đại diện VASEP cho rằng trường hợp xấu nhất, giá trị xuất khẩu nửa cuối năm nay của Việt Nam sẽ tương đương với nửa cuối năm trước, ở mức 4,8-5 tỷ USD. Theo đó, xuất khẩu thủy sản Việt Nam cả năm có kim ngạch khoảng 10,5-10,7 tỷ USD.
Là một phần trong chính sách giảm thuế quy mô 2.000 tỉ nhân dân tệ (tương đương 297,3 tỉ USD), chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách giảm thuế suất VAT cho các công ty chế biến từ 16% xuống 13%.
Đầu tháng 3-2019, giá cá tra giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao là hấp lực cho người nuôi cá. Hiệp hội Cá tra Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp tập trung vào 2 khâu chính là con giống và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tiếp tục cơ cấu lại và đẩy mạnh sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Đối với ngành sản xuất tôm, chuyên gia cho rằng, vấn đề là làm thế nào để hình thành chuỗi từ nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu, chuẩn hóa quy trình nuôi tôm và hình thành chuỗi từ tôm giống, các hộ nuôi, ngân hàng, thức ăn… các dịch vụ hỗ trợ.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định nguy cơ sụt giảm sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc do vấn đề môi trường, có thể dẫn đến nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt. Chiến dịch môi trường cũng có thể khiến giá thủy sản thế giới tăng cao hơn