Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sú sang thị trường Anh tăng đột phá, gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, mặt hàng này chỉ chiếm 2,7% tỷ trọng giá trị thuỷ sản xuất khẩu sang Anh.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 6 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 6%. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong năm nay dự kiến phục hồi sau khi sụt giảm trong năm ngoái.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu tôm tháng 1 đạt trên 313 triệu USD, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị xuất khẩu ở hầu hết thị trường xuất khẩu lớn đều tăng trưởng khả quan.
Tôm Việt Nam được nhập khẩu vào 17 bang của Mỹ. Trong đó bang New York ghi nhận khối lượng nhập khẩu nhiều nhất với 31.647 tấn, chiếm 36% tổng khối lượng nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào Mỹ.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta cho biết ông chưa dám nghĩ đến việc Sao Ta có thể leo từ vị trí số 3 lên số 1 trong 5 năm tới mặc dù có sự đồng hành của C.P. Bởi, hiện tại khoảng cách giữa Sao Ta và doanh nghiệp đứng số 1 là Minh Phú đang quá lớn.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ và EU dự kiến tiếp tục tăng trưởng 2 con số. Tại Trung Quốc, xuất khẩu sẽ phục hồi sau khi giảm mạnh trong năm 2021. Còn tại Hàn Quốc và Nhật Bản tăng trưởng nhẹ do nhu cầu từ 2 thị trường này khá ổn định và có thể không có sự tăng trưởng đột phá.
Sản lượng tôm toàn cầu được dự đoán tiếp tục tăng trưởng và đạt 5 triệu tấn trong năm 2022. Các nước khu vực châu Á có sản lượng tôm lớn nhất thế giới, hiện chiếm tỷ trọng khoảng 65%. Tiếp theo là châu Mỹ với tỷ trọng 30%.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tái bùng phát tại Việt Nam, các trại tôm giống đang gặp khó trong quá trình nhập khẩu tôm bố mẹ và vận chuyển ấu trùng tôm.
Trước những tác động của làn sóng COVID-19 lần thứ 4, dự kiến giá trị xuất khẩu tôm trong cả tháng 8 năm nay sẽ giảm từ 35-40% so với cùng kỳ. VASEP cho rằng nếu dịch bệnh COVID-19 chậm được khống chế, giãn cách xã hội kéo dài sẽ tác động nặng nề tới toàn chuỗi sản xuất và cung ứng tôm.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), Việt Nam là thị trường lớn nhất, chiếm tỷ trọng áp đảo đến 62% tổng giá trị tôm nhập khẩu của Australia. Tiếp đó Thái Lan đứng thứ hai chiếm 16%, Trung Quốc đứng thứ 3 chiếm 10%.
Nửa đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 440 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong top 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất của tôm Việt Nam, Mỹ là thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt nhất.
Sau làn sóng hàng loạt hô hàng tôm bị trả lại khi xuất khẩu sang Trung Quốc với lý do xuất hiện SARS - CoV- 2 trên bao bì, Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ khuyến cáo doanh nghiệp tránh bán hàng sang thị trường này nhằm tránh rủi ro.
Tháng 5, Mỹ đã nhập khẩu 80.630 tấn tôm, trị giá 682 triệu USD, chỉ đứng sau mức nhập khẩu kỷ lục 82.411 tấn trị giá 702 triệu USD vào tháng 8/2020. Sự hồi sinh của Ấn Độ, nguồn tôm hàng đầu của Mỹ, đã thúc đẩy tổng nhập khẩu tăng mạnh.