|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Người Mỹ mua ít hải sản tươi hơn do lạm phát

16:45 | 27/08/2022
Chia sẻ
Theo trang Seafood Source, lạm phát giá thuỷ sản tại tại các cửa hàng tạp hoá của Mỹ đã tăng cao ngất ngưởng trong những tháng gần đây khiến người tiêu dùng mua sắm ít hơn.

Theo Viện Nghiên cứu Thực phẩm Mỹ, 56% trong số gần 1.500 người mua sắm được sát trong tháng 8 cho biết họ nhận thấy giá thịt và hải sản tăng mạnh trong suốt tháng qua. Còn theo dữ liệu từ công ty Numerator, giá thuỷ sản trong tháng 7 tăng gần 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá thuỷ sản đông lạnh tăng 14,4%. 

Giá các loại thực phẩm nói chung tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đồng nghĩa giá thuỷ sản tăng mạnh hơn so với mặt bằng chung. Báo cáo của Numerators cho thấy trung bình mỗi tuần người Mỹ chi khoảng 136 USD cho thức ăn trong tháng 7, thấp hơn 12 USD so với tháng 2. 

“Điều này một phần vì yếu tố chu kỳ bởi thời điểm này người dân thường có xu hướng ăn ngoài hàng vào những tháng mùa hè. Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện dấu hiệu “thắt lưng buộc bụng” của người tiêu dùng”, báo cáo của Viện Nghiên cứu Thực phẩm Mỹ nhận định. 

61% người Mỹ lo ngại về lạm phát hàng tạp hoá - tăng 8 điểm phần trăm so với khảo sát hồi tháng 2. 

Do giá cả tăng cao, 21% người tiêu dùng đã giảm mua thịt và hải sản tươi sống, trong khi 15% cho biết họ đang mua nhiều thịt và hải sản đông lạnh hơn và 12% đang mua nhiều thịt và hải sản đóng hộp hơn.

Người mua sắm đang phản ứng với việc giá thực phẩm tăng cao bằng cách tìm kiếm các ưu đãi (49%), mua đa dạng các nhãn hàng (41%), mua ít mặt hàng hơn (37%), mua số lượng lớn (23%) và dựa vào các chương trình khuyến mại dành cho khách hàng thân thiết của cửa hàng (22% ).

Người tiêu dùng to ra lo lắng về việc giá cả tăng cao tập trung vào các mặt hàng thiết yếu, bao gồm khí đốt (77%), thực phẩm (72%) và nhà ở (59%).  

Tỷ lệ lạm phát hàng năm tới tháng 6 lên tới 9,1% là mức kỷ lục từ năm 1981, tới tháng 7 đã thấp hơn một chút nhưng vẫn ở mức cao 8,5%. 

Tình hình lạm phát tăng cao tại Mỹ khiến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam giảm rõ rệt. Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP),  sau khi tăng vọt 85% trong tháng 4, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ đã có dấu hiệu chững lại từ tháng 5 và chuyển sang tăng trưởng âm từ tháng 6 với mức giảm 8% so với cùng kỳ. Sang tháng 7, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ giảm sâu hơn,  giảm 30,5%.

Trong đó, xuất khẩu tôm sú giảm mạnh nhất 69%, tôm chân trắng giảm gần 55%. Xuất khẩu cá tra sang Mỹ tháng 7 cũng giảm 4%.

Tuy nhiên, trong tháng 7 vẫn có nhiều mặt hàng thủy sản sang Mỹ có tăng trưởng cao như cá ngừ tăng 34%. Ngoài ra, xuất khẩu cá trích sang Mỹ tăng gấp gần 8,5 lần so với cùng kỳ và là sản phẩm có kim ngạch cao thứ 7 trong các sản phẩm thủy sản sang thị trường này.

Tuy sụt giảm trong tháng 7, nhưng lũy kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng 30% so với cùng kỳ, đạt gần 1,5 tỷ USD.

H.Mĩ

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.