Phó Chủ tịch C.P. Foods: Sản lượng tôm Ecuador có thể đạt 2,5 triệu tấn, tham vọng chiếm gần hết thị phần tôm thế giới
Sản lượng có thể đạt 2,5 triệu tấn vào năm 2026 nhờ phương pháp nuôi mới
Theo trang UnderCurrentnews, ông Robins McIntosh, Phó Chủ tịch của Tập đoàn Charoen Pokphand Foods (C.P. Foods), đồng thời cũng là một chuyên gia hàng đầu thế giới về ngành tôm, mới đây dự báo sản lượng tôm của Ecuador có thể tăng lên tới 2,5 triệu tấn đến năm 2027. Con số này cao gấp gần 2,5 lần so với sản lượng hiện tại và gần bằng lượng tôm mà thế giới nhập khẩu mỗi năm.
Sau khi sản lượng vượt mốc 1 triệu vào năm 2021, Ecuador đang trên đà tăng sản lượng, hướng tới mốc 2,5 triệu tấn trong vòng 6 năm tới.
Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu tôm của toàn cầu khoảng 2,85 triệu tấn, dẫn đầu là Trung Quốc và Mỹ lần lượt là 1 triệu và 900.000 tấn.
“Điều này đồng nghĩa Ecuador đang đặt tham vọng chiếm gần hết miếng bánh thị phần tôm thế giới”, ông Robins McIntosh nói. Trong nửa đầu năm nay, lương tôm xuất khẩu của Ecuador đã vượt 500.000 tấn.
Việc mở rộng sản lượng của Ecuador đồng nghĩa với dư địa cho các nước xuất khẩu tôm khác còn lại rất ít.
Robins McIntosh cho biết trong chuyến thăm Ecuador hồi tháng 4, ông đã bị bất ngờ bởi công nghệ nuôi của nước này. Theo ông, với phương án nuôi tăng cường, sản lượng tôm của Ecuador hoàn toàn có thể đạt mốc 2,5 triệu thậm chí gấp đôi con số này.
Diện tích nuôi tôm của Ecuador khoảng 220.000 ha. Trong đó 15 - 20% diện tích được nuôi theo phương pháp tăng cường, cho sản lượng khoảng 18 - 22 tấn/ha mỗi năm. Trong khi đó, cách đây 4 năm, sản lượng mỗi ha chỉ dưới 4 tấn.
Do đó, nếu toàn bộ 220.000 ha nuôi theo phương pháp này, năng suất trung bình 20 tấn/ha thì tổng sản lượng tôm của Ecuador có thể lên tới 4,4 triệu tấn.
“Ngày một nhiều ao được chuyển đổi theo phương pháp mới thay vì mở rộng diện tích nuôi. Họ chỉ chuyển đổi ao bằng cách thêm máy sục khí, mấy cung cấp thức ăn tự động, sử dụng thức ăn chất lượng cao của các hãng như Skretting, Cargill và Haid”, ông Robins McIntosh nói.
Ngoài ra, Ecuador đang đẩy mạnh chường trình gen, cải thiện chất lượng của tôm. Đây là chương trình di truyền học tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Khoảng chừng 3 - 4 năm trước, họ gặp khó khăn trong nuôi nuôi tôm đạt trọng lượng nặng hơn 24 gram nhưng hiện nay, khối lượng tôm có thể đạt tới 30 - 50 gram/con.
Tất cả những yếu tố này kết hợp lại giúp tỷ lệ sống của tôm được nâng cao. Khi sản lượng tăng lên, Ecuador đầu tư vào việc nâng cấp nhà máy chế biến để đa dạng hoá sản phẩm, tránh phụ thuộc vào việc bán tôm nguyên con vào Trung Quốc, Châu Âu.
Robins McIntosh nói: “Các nhà máy mà tôi được đến tham quan tại Ecuador rất hiện đại. Họ đang đầu tư lớn để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng để xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ”.
Ecuador đang dành chiến thắng trước Ấn Độ trong cuộc đua ngành tôm
Trái với Ecuador, ông Robins McIntosh cho rằng sản lượng tôm của Ấn Độ đang có xu hướng giảm. Sản lượng trong năm 2022 dự kiến giảm khoảng 100.000 tấn từ mức 900.000 của năm ngoái.
“Sản lượng và bán hàng trong nửa đầu năm của Ấn Độ khá tốt. Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu của các thị trường đang chững lại. Đồng thời, các công ty Ấn Độ đang gặp vấn đề chi phí nuôi và bán hàng tăng quá cao. Do đó, tôi cho rằng sản lượng của Ấn Độ trong 6 tháng cuối năm sẽ không được như hồi đầu năm, thậm chí còn giảm sâu”, ông Robins McIntosh nói.
Xét về các chi phí như thức ăn, con giống năng lượng thì cả Ấn Độ và Ấn Độ gần bằng nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ tôm chết của Ecuador hiện ở mức thấp trong tại Ấn Độ lại đang có xu hướng tăng lên.
“Chi phí lớn nhất đối với người nuôi tôm ở châu Á là tỷ lệ tôm chết quá cao khoảng 20 - 30%. Với Ecuador, tôi nghĩ chi phí này là không đáng kể”, ông Robins McIntosh nói.
Bên cạnh đó, Ecuador đang có lợi thế về cước tàu khi ở gần các thị trường trọng điểm, đặc biệt là Mỹ. Giá cước vận chuyển từ Ấn Độ sang Mỹ khoảng 20.000 USD/container trong khi con số này ở Ecuador chỉ 6.000 USD. Bên cạnh đó, thời gian để vận chuyển hàng từ Ecuador sang Mỹ chỉ mất 1 tuần trong khi từ Ấn Độ phải mất 3 tuần.