|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 19/11: Tiếp tục chững giá, cao su biến động trái chiều

07:47 | 19/11/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (19/11) duy trì đi ngang tại các tỉnh trọng điểm trong nước. Hiện tại, thị trường nội địa đang thu mua hồ tiêu trong khoảng 58.000 - 61.500 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn biến động trái chiều, trong đó giá trên Sàn TOCOM tăng gần 1%.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 20/11  

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay vẫn ổn định trong khoảng 58.000 - 61.500 đồng/kg tại thị trường trong nước.

Trong đó, Gia Lai có mức giá thấp nhất là 58.000 đồng/kg. Kế đến là Đồng Nai với mức 58.500 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông tiếp tục thu mua hồ tiêu với mức giá chung là 59.500 đồng/kg, Bình Phước là 60.500 đồng/kg.

Hiện tại, giá tiêu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang ở mức cao nhất là 61.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

59.500

-

Gia Lai

58.000

-

Đắk Nông

59.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

61.500

-

Bình Phước

60.500

-

Đồng Nai

58.500

-

 

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 18/11 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 17/11 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.642 USD/tấn, tăng 3,95%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.575 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 17/11

Ngày 18/11

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.498

3.642

3,95

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.575

2.575

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.100

5.100

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.895 USD/tấn, tăng 2,39%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 17/11

Ngày 18/11

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

5.754

5.895

2,39

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Theo Hiệp hội Xúc tiến Hạt tiêu Kampot (KPPA), sản lượng hồ tiêu Kampot của Campuchia ước đạt 106 tấn vào năm 2022, Khmer Times đưa tin.

Tuy nhiên, vụ thu hoạch hồ tiêu chưa hoàn thành 100% nên các công ty có thể đặt hàng và xuất khẩu sau. Giá vẫn giữ nguyên: tiêu đen là 15 USD/kg, tiêu đỏ 25 USD/kg và tiêu trắng 28 USD/kg.

Ông Nguon Lay, Chủ tịch KPPA, cho biết: “Việc giảm xuất khẩu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hộ nông dân sản xuất nhỏ vì họ b uộc phải trả tiền cho lao động và bảo trì canh tác”.

Ông nói rằng, đó là lý do tại sao một số nông dân đã quyết định bán hạt tiêu với giá thấp hơn thị trường mà không sử dụng tên hạt tiêu Kampot. Trong khi đó, các công ty phát triển diện tích lớn cũng bị thua lỗ.

Theo báo cáo của KPPA, trong 9 tháng qua, Campuchia đã xuất khẩu hơn 33.000 kg hạt tiêu Kampot sang các thị trường lớn, trong đó có Pháp 1.253 kg, Canada hơn 900kg, Vương quốc Anh 483kg, Đức hơn 11.000 kg.

Ngoài ra còn có Nhật Bản 405 kg, Hàn Quốc 840kg, Séc hơn 7.000kg, Singapore 50kg, Thụy Sĩ 290 kg, Thụy Điển 395kg, Đài Loan 15kg, Kazakhstan hơn 22kg, Hà Lan 110kg và Litva 389kg.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 11/2022 đạt mức 214,8 yen/kg, tăng 0,93% (tương đương 2 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 được điều chỉnh xuống mức 12.525 nhân dân tệ/tấn, giảm 1,96% (tương đương 250 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2022, Việt Nam xuất khẩu được 223,59 nghìn tấn cao su, trị giá 313,5 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và tăng 12,2% về trị giá so với tháng 9/2022; so với tháng 10/2021 tăng 8,7% về lượng, nhưng giảm 8,1% về trị giá.

Lũy kế 10 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su đạt 1,62 triệu tấn, trị giá 2,6 tỷ USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 4,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Về giá xuất khẩu, trong tháng 10/2022, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.402 USD/tấn, giảm 2,9% so với tháng 9/2022 và giảm 15,5% so với tháng 10/2021.

Tháng 10/2022, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 79,5% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 177,81 nghìn tấn, trị giá 241,8 triệu USD, tăng 19% về lượng và tăng 16,3% về trị giá so với tháng 9/2022; so với tháng 10/2021 tăng 22% về lượng và tăng 1,7% về trị giá.

Giá cao su xuất khẩu bình quân sang Trung Quốc ở mức 1.360 USD/tấn, giảm 2,3% so với tháng 9/2022 và giảm 16,6% so với tháng 10/2021. Lũy kế 10 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,16 triệu tấn cao su, trị giá 1,81 tỷ USD, tăng 11,5% về lượng và tăng 6,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, xuất khẩu cao su sang một số thị trường chủ chốt như Nga, Malaysia, Brazil,… tiếp tục tăng so với tháng 10/2021. Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số thị trường như Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia,... lại giảm so với cùng kỳ năm 2021.

Thảo Vy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.