|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 16/11: Tiếp tục đi ngang; cao su biến động nhẹ dưới 0,5%

07:13 | 16/11/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (16/11) duy trì đi ngang tại các tỉnh trọng điểm trong nước. Hiện tại, giá thu mua nội địa đang dao động trong khoảng 58.000 - 61.500. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn biến động trái chiều với biên độ dưới 0,5%.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 17/11  

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tiếp tục ổn định tại thị trường trong nước, cụ thể là vào khoảng 58.000 - 61.500 đồng/kg.

Hiện tại, Gia Lai đang là địa phương có mức giá thấp nhất, đạt 58.000 đồng/kg. Nhỉnh hơn là Đồng Nai với mức giá 58.500 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông duy trì giao dịch hồ tiêu với mức giá chung là 59.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đi ngang tại mức tương ứng là 60.500 đồng/kg và 61.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

59.500

-

Gia Lai

58.000

-

Đắk Nông

59.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

61.500

-

Bình Phước

60.500

-

Đồng Nai

58.500

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 15/11 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 14/11 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.525 USD/tấn, giảm 0,43%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.575 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 14/11

Ngày 15/11

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.540

3.525

-0,43

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.575

2.575

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.100

5.100

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.800 USD/tấn, giảm 0,41%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 14/11

Ngày 15/11

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

5.824

5.800

-0,41

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Trong hơn một thập kỷ qua, ngành hồ tiêu thế giới đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về diện tích hồ tiêu của Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn 2014 - 2017. Giá đạt đỉnh gần 230.000 đồng/kg trong giai đoạn này đã đóng góp hàng tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Tuy nhiên, giá cả giảm dần từ năm 2018 đến tháng 3/2020, cùng với sâu bệnh tấn công đã khiến hồ tiêu Việt Nam gặp khủng hoảng. Diện tích hồ tiêu bị giảm đáng kể, từ gần 150.000 ha vào năm 2018 xuống còn 131.000 ha hiện nay, theo VOV.

Theo bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, yêu cầu chất lượng của các thị trường nhập khẩu ngày càng khắt khe. Do đó, để đảm bảo được giá trị ngành hàng, nâng cao chất lượng đã trở thành cấp thiết. Điều này cần được sự quan tâm đặc biệt từ ngành nông nghiệp và các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng. 

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam hiện vẫn là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Năm 2022 nước ta xuất khẩu ước đạt 220.000 tấn, chiếm đến 55% tổng sản lượng hồ tiêu trên toàn thế giới.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 11/2022 đạt mức 212,4 yen/kg, tăng 0,19% (tương đương 0,4 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 được điều chỉnh xuống mức 12.635 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,2% (tương đương 25 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Vào hôm thứ Sáu tuần trước (11/11), bang Tripura (Ấn Độ) đã xuất khẩu 14.550 kg cao su tự nhiên sang Nepal thông qua tuyến đường biên giới Raxaul-Birgunj.

Ông Arunabha Majumdar, Tổng Giám đốc của Manimalayar Rubbers, cho biết, 14.550 kg mủ cao su (Cenex) trị giá 12,42 lakh rupee được sản xuất tại Tripura đã được xuất khẩu sang Kathmandu để sản xuất giày.

Trước đó, vào năm 2022, dưới sự hỗ trợ từ Hội đồng Cao su, Manimalayar Rubbers đã xuất khẩu 18 tấn cao su tự nhiên dạng tấm từ Tripura sang Nepal và một lượng tương tự sang Bangladesh trong cùng năm.

Hiện tại, bang Tripura đang trồng cao su tự nhiên trên 89.264 ha đất, hàng năm sản xuất 93.371 tấn cao su trị giá 1.691 crore rupee. Khoảng hai vạn gia đình có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc trồng cao su ở Tripura.

Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Tripura, hơn 95% tổng sản lượng cao su được sản xuất ra bên ngoài bang, thu về gần 1.700 crore rupee hàng năm do bang này không có ngành công nghiệp sản xuất từ ​​cao su.

Một quan chức của Hội đồng Cao su Ấn Độ cho biết, 7 bang phía Đông Bắc trồng cao su trên 190.000 ha hàng năm sản xuất 111.700 tấn cao su tự nhiên.

Sau Tripura, Assam đang trồng cao su tự nhiên trên diện tích 58.000 ha và sản xuất 31.000 tấn cao su hàng năm; tiếp theo là Meghalaya với 17.000 ha và 9.500 tấn; Nagaland với 15.000 ha và 6.100 tấn; và Manipur với 4.200 ha và 2.000 tấn.

Hai bang Mizoram và Arunachal Pradesh cũng trồng cao su tự nhiên trên 4.070 ha và 5.820 ha, sản xuất lần lượt 1.175 tấn và 880 tấn hàng năm, theo trang KNN India.

Thảo Vy

ĐHĐCĐ Vinhomes: Tiếp tục phát triển siêu đại dự án, có thể ra mắt dự án tại Đông Anh và Đan Phượng năm nay khi hoàn tất pháp lý
Trong năm 2024, ban lãnh đạo Vinhomes (Mã: VHM) trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu 120.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 35.000 tỷ đồng; tăng lần lượt 16% và hơn 4% so với thực hiện năm 2023.