|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 17/2: Duy trì đà đi lên, thấp nhất 82.000 đồng/kg

06:00 | 17/02/2024
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (17/2) tại thị trường nội địa đang nằm trong khoảng 82.000 - 85.500 đồng/kg sau khi tăng nhẹ tại một số địa phương. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên hai sàn giao dịch được điều chỉnh trái chiều dưới 1% trong phiên sáng nay.

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 18/2

Theo khảo sát, giá tiêu dao động trong khoảng 82.000 - 85.500 đồng/kg tại thị trường trong nước.

So với hôm qua, giá tiêu tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai và Bình Phước cùng tăng 500 đồng/kg, trong khi các địa phương còn lại vẫn duy trì ổn định.

Theo đó, mức giá thấp nhất được ghi nhận tại tỉnh Đồng Nai là 82.000 đồng/kg, cao hơn một chút là tỉnh Gia Lai với mức giá 82.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bình Phước cũng duy trì ở mức 85.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nông dân đang thu mua hồ tiêu với mức giá 84.000 đồng/kg.

Hồ tiêu tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông đang được thu mua với cùng mức giá 84.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg)

Đắk Lắk

84.500

-

Gia Lai

82.500

+500

Đắk Nông

84.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

84.000

-

Bình Phước

85.500

+500

Đồng Nai

82.000

+500

 

 

 

 

 

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 16/2 (theo giờ địa phương), giá tiêu đen Lampung (Indonesia) giảm 0,31% so với ngày 15/2.

Song song đó, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 và tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA vẫn duy trì ổn định.

Tên loại Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)
Ngày 15/2 Ngày 16/2 % thay đổi
Tiêu đen Lampung (Indonesia) 3.923 3.906 -0,31
Tiêu đen Brazil ASTA 570 4.050 4.050 0
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA 4.900 4.900 0

Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok giảm 0,31% so với phiên hôm trước, trong khi giá tiêu trắng Malaysia ASTA không có điều chỉnh mới.

Tên loại Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)
Ngày 15/2 Ngày 16/2 % thay đổi
Tiêu trắng Muntok 6.186 6.159 -0,31
Tiêu trắng Malaysia ASTA 7.300 7.300 0

Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 12/2023 đạt 20.285 tấn hạt tiêu các loại, tương đương 77,56 triệu USD, tăng 0,2% về lượng và giảm nhẹ 0,2% so với tháng trước.

Lũy xuất khẩu hạt tiêu cả năm 2023 đạt tổng cộng 265.897 tấn tiêu các loại, trị giá 910,5 triệu USD, tăng 16,3% về lượng và giảm 6,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.

Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen đạt 3.585 USD/tấn, tiêu trắng đạt 5.091 USD/tấn, so với năm 2022 giá xuất khẩu tiêu đen đạt 3.591 USD/tấn, tiêu trắng đạt 5.095 USD/tấn, lần lượt giảm 420 USD đối với tiêu đen và 635 USD đối với tiêu trắng.

Bên cạnh đó, giá tiêu tại các vùng trồng trọng điểm trong nước cũng liên tục tăng, dao động trong khoảng 81.000 - 84.000 đồng/kg.

Trong năm qua, châu Á là khu vực thị trường lớn nhất của hạt tiêu Việt Nam, chiếm 52,7% thị phần. Trong đó, đứng đầu là Trung Quốc chiếm 22,8% thị phần xuất khẩu, đạt 60.135 tấn, tăng 174% so với năm 2022. Điều đáng nói, Trung Quốc đã vượt xa Hoa Kỳ để trở thành thị trường lớn nhất của Việt Nam.

Tiếp theo là các thị trường Ấn Độ: 12.812 tấn, chiếm 4,9% và tăng 4,2%; UAE: 12.132 tấn, chiếm 4,6% giảm 24,7%; Philippine: 8.021 tấn, chiếm 3,0% tăng 27,5%. Khu vực châu Mỹ đứng thứ 2 về thị phần xuất khẩu chiếm 22,8% và xuất khẩu tăng 0,3% trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của hồ tiêu Việt Nam đạt 54.271 tấn, chiếm 20,5% giảm 0,8% so với năm ngoái.

Xuất khẩu sang các thị trường châu Âu chiếm 19,5% giảm 1,4% so với năm ngoái. Xuất khẩu sang châu Phi tăng 7,8%.

Đáng chú ý, không chỉ nhập khẩu hàng đầu gạo, Philippines còn tăng nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam.

Cụ thể, xuất khẩu hạt tiêu sang Philippines tháng 12 đạt 867 tấn, trị giá gần 2,7 triệu USD, tăng mạnh 117% về lượng và tăng 191% về kim ngạch so với tháng 12/2022. Đây cũng là tháng đạt sản lượng xuất khẩu cao nhất trong năm 2023.

Tính đến hết tháng 12, Philippines chi gần 24,2 triệu USD nhập khẩu 8.040 tấn hạt tiêu, tăng 24,2% về lượng và tăng 14% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu trung bình trong năm 2023 đạt 3.007 USD/tấn, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngành hồ tiêu Việt Nam được đánh giá tích cực về năng lực chế biến với tỷ lệ sản phẩm qua chế biến chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, bắt đầu từ năm 2001, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới với tổng lượng xuất khẩu đạt 56.506 tấn, chiếm 28% tổng xuất khẩu của thế giới. Cũng từ đây, Việt Nam liên tục là nước đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu.

Một báo cáo vào tháng 6/2021 của Tổng Cục Thống kê khẳng định, Việt Nam luôn giữ vị thế số 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu. Không chỉ là nước xuất khẩu mà trong hơn 10 năm trở lại đây, Việt Nam cũng đã trở thành trung tâm sản xuất hạt tiêu của thế giới.

Dự báo xuất khẩu hạt tiêu sẽ duy trì ở mức thấp do nguồn cung nội địa không còn dồi dào. Điều này sẽ đẩy giá mặt hàng này tăng cao.

Lượng tồn kho hạt tiêu năm 2023 chuyển sang năm 2024 sẽ thấp nhất trong nhiều năm qua. Vụ tiêu năm nay dự báo sản lượng giảm khoảng 10-15%, ước đạt 160.000-165.000 tấn, theo Tạp chí điện tử Nhịp sống thị trường.

Ảnh: Bình An

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 2/2024 đạt mức 279,3 yen/kg, giảm 0,21% (tương đương 0,6 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2024 được điều chỉnh lên mức 13.310 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,76% (tương đương 100 nhân dân tệ) so với giao dịch. 

 

Trong bối cảnh tình hình chính trị cao su sẵn sàng chiếm vị trí trung tâm trong cuộc bầu cử Lok Sabha, đặc biệt là ở Central Travancore, ông KN Balagopal, Bộ trưởng Tài chı́nh Bang Kerala đã thực hiện một động thái chiến lược nhằm xoa dịu sự tức giận của nông dân trồng cao su bằng cách tăng giá hỗ trợ cao su từ 170 rupee/kg lên 180 rupee/kg.

Việc tăng 10 rupee trong Chương trình khuyến khích sản xuất cao su (RPIS) đã mang lại thời gian nghỉ ngơi cho KC(M) trước thời điểm diễn ra cuộc thăm dò LS, nhưng có vẻ như nông dân vẫn không hài lòng.

Mặc dù phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, ông Balagopal đã đưa việc tăng trợ cấp cao su vào ngân sách do áp lực to lớn từ KC (M), lo ngại thất bại trong cuộc thăm dò LS ở trung tâm cao su.

Bộ trưởng Tài chı́nh Bang Kerala nhấn mạnh Kerala là chính phủ duy nhất thực hiện các bước để giải quyết cuộc khủng hoảng mà nông dân trồng cao su phải đối mặt và cho biết động thái tăng trợ cấp được thực hiện sau khi Trung tâm phớt lờ yêu cầu của bang về việc tăng số tiền lên 250 rupee/kg.

“Chúng tôi cần sự hỗ trợ của Trung tâm để tăng thêm trợ cấp cao su. Nhà nước đã tăng trợ cấp ngay cả trong tình huống không thể phân bổ kinh phí cho các hoạt động thường ngày”, ông Balagopal chia sẻ với các phóng viên sau bài phát biểu về ngân sách.

Tuy nhiên, phản ứng ban đầu từ cộng đồng nông dân không đáng khích lệ. Hiệp hội Quốc gia các Hiệp hội Sản xuất Cao su (NCRPS) bày tỏ sự hoài nghi, cho rằng động thái này sẽ không có tác động đáng kể đến ngành trồng trọt do chi phí sản xuất cao su vẫn ở mức trên 200 rupee/kg.

Ông Babu Joseph, Tổng Thư ký NCRPS cho biết: “Do việc tăng giá hỗ trợ không có tác dụng hồi tố nên nông dân chỉ được hưởng từ tháng 7. Ngoài ra, chính Ủy ban Cao su đã tính toán chi phí sản xuất cao su ở mức 192 rupee, khiến giá hỗ trợ 180 rupee/kg không đủ để mang lại lợi ích cho nông dân”.

Song song đó, Lãnh đạo phe đối lập VD Satheesan cho biết, việc tăng mức trợ cấp chỉ 10 rupee/kg là một sự nhạo báng đối với nông dân. Tất cả các đảng đối lập, bao gồm Quốc hội Kerala và BJP, cũng bày tỏ sự không hài lòng với mức tăng tối thiểu.

Trong một đòn giáng mạnh vào chính phủ, cộng đồng Cơ đốc giáo cũng phản đối việc tăng trợ cấp cao su.

Bên cạnh đó, ông Jacob G Palakkappilly, người phát ngôn của Hội đồng Giám mục Công giáo Kerala (KCBC) cho biết: “Chính phủ phải thực hiện lời hứa trong tuyên ngôn bầu cử về việc đảm bảo mức giá 250 rupee/kg đối với cao su. Nông dân không thể coi đây là sự gia tăng. Chính phủ nên thiết lập một mức giá hỗ trợ dựa trên chi phí sản xuất”, theo The New Indian Express.

Bình An