|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 17/2: Tiếp tục tăng trên thị trường trong nước và thế giới

06:00 | 17/02/2024
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (17/2) tại thị trường trong nước tiếp tục tăng. Hiện tại, mức giá thấp nhất hiện tại là 79.500 đồng/kg.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 18/2

Theo khảo sát vào lúc 6h, giá cà phê hôm nay tăng cao nhất 1.500 đồng/kg.

Chi tiết, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 79.500 - 80.600 đồng/kg.

Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 79.500 đồng/kg, tiếp đến là tỉnh Gia Lai với giá 80.100 đồng/kg, lần lượt tăng 1.500 đồng/kg và 1.400 đồng/kg.

Song song đó, tỉnh Đắk Lắk có giá là 80.200 đồng/kg và tỉnh Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 80.600 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương, cùng tăng 1.400 đồng/kg.

Thị trường

Trung bình

Thay đổi

Đắk Lắk

80.200

+1.400

Lâm Đồng

79.500

+1.500

Gia Lai

80.100

+1.400

Đắk Nông

80.600

+1.400

Tỷ giá USD/VND

24.310

+70

 

Đơn vị tính: VNĐ/kg

Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank

 

Cập nhật giá cà phê thế giới

Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 3/2024 được ghi nhận tại mức 3.229 USD/tấn sau khi tăng 0,75% (tương đương 24 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 3/2024 tại New York ở mức 190,6 US cent/pound sau khi tăng 0,69% (tương đương 1,3 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h (giờ Việt Nam).

Ảnh: Bình An

Theo Báo Đắk Lắk Điện tử, một vùng cà phê bạt ngàn trải dài trên 30 km (từ km 18 đến km 49 ven Quốc lộ 21, nay là Quốc lộ 26) về hướng Đông, hơn 100 năm trước là một trong những vựa cà phê lớn nhất Đông Dương thời bấy giờ, với diện tích khoảng 2.000 ha. Đó là Đồn điền CADA - một trong những đồn điền ra đời sớm nhất trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương vào năm 1922.

Mặc dù khi đó sản lượng còn ít, nhưng với chất lượng, hương vị đặc trưng và đậm đà hơn hẳn cà phê Bờ Biển Ngà (vốn đã nổi tiếng khắp châu Âu lúc bấy giờ), các nhà tư bản đã nhận thấy tiềm năng phát triển cà phê nơi đây nên đã đầu tư mở 49 đồn điền trồng cà phê, với tổng diện tích trên 5.200 ha, biến cao nguyên Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk thành vùng nguyên liệu cà phê rộng lớn.

Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, tổng diện tích cà phê Robusta ở Đắk Lắk đã tăng lên 8.600 ha, với sản lượng 11.000 tấn/năm. Từ năm 1986, nhờ chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, tỉnh Đắk Lắk chủ trương đầu tư trồng lại mới, bắt đầu hình thành các vùng tập trung chuyên canh cà phê lớn trên cơ sở các đồn điền cà phê thời Pháp thuộc, trong đó Đồn điền CADA trở thành “tâm điểm” cho sự phát triển của ngành hàng cà phê của cả nước.

Ông Hồ Sĩ Trung, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cà phê Phước An (tiền thân là Nông trường Cà phê Phước An) cho biết, sau khi đất nước thống nhất, để phát triển kinh tế khu vực Tây Nguyên, các cán bộ từ Nông trường Đông Hiếu và Nông trường Tây Hiếu (Nghệ An) được cử vào đây tiếp nhận nhiệm vụ xây dựng và thành lập các nông trường quốc doanh, trong đó Nông trường Cà phê Phước An tiếp quản và phát triển cà phê tại khu vực Đồn điền CADA.

Từ sau năm 1986 được xem là giai đoạn phát triển mạnh của ngành hàng cà phê, với sự bùng nổ về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu, từ đó đã phát huy được những thế mạnh của các sản phẩm cà phê ở Đồn điền CADA.

Đặc biệt, năm 1988, Phước An là nông trường đầu tiên của cả nước đạt sản lượng thu hoạch 1.000 tấn cà phê nhân. Những thành quả của các nông trường đã có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh nhà.

Và nơi đây đã sớm trở thành điểm sáng của ngành cà phê toàn vùng Tây Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung, đặc biệt là đối với cà phê Robusta. Sản phẩm cà phê Robusta đã trở thành biểu tượng và là niềm tự hào của tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ một vùng trồng chỉ với khoảng 2.000 ha, sau hơn 100 năm, con số đó đã nằm ở mức trên 200.000 ha và Đắk Lắk trở thành “thủ phủ cà phê” khi chiếm đến 1/3 diện tích của cả nước. Niên vụ 2022 - 2023, tổng sản lượng cà phê toàn tỉnh đạt 558.729 tấn; cà phê của Đắk Lắk được xuất khẩu đến 61 thị trường trên thế giới. Đặc biệt, Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột đã được bảo hộ ở 32 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cà phê Đắk Lắk là điểm nhấn quan trọng để Việt Nam giữ vững vị thế là quốc gia đứng thứ hai về sản xuất, xuất khẩu cà phê và đứng thứ nhất về sản xuất, xuất khẩu cà phê Robusta trong hơn 20 năm qua. Không chỉ xuất khẩu thô, để tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng, danh tiếng chất lượng, Đắk Lắk đang khai thác tốt giá trị khác biệt của cà phê của vùng đất này - giá trị mà từ thuở sơ khai, các nhà rang xay của Pháp đã khẳng định.

Vùng trồng cà phê chất lượng cao của V'Ori Farm nhằm khai thác giá trị của Đồn điền cà phê CADA.

Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho rằng: Việt Nam cũng như riêng tỉnh Đắk Lắk có nhiều lợi thế để có thể phát triển thành công phân khúc cà phê đặc sản.

Điều này được chứng minh khi chỉ sau 5 năm tham gia vào thị trường cà phê đặc sản, cà phê đặc sản Robusta từ Việt Nam (chủ yếu xuất xứ từ Đắk Lắk) xuất hiện ngày càng nhiều hơn tại các hội chợ cà phê quốc tế ở Mỹ, Ý, Nhật, Hàn Quốc, được các nhà rang xay, nhà nhập khẩu đánh giá cao, quan tâm kết nối và bắt đầu có lô hàng xuất khẩu số lượng lớn.

Đặc biệt hơn, cà phê Robusta đặc sản Đắk Lắk lần đầu tiên được các thí sinh sử dụng trong những cuộc thi pha chế danh tiếng tại Úc và Mỹ - đây là điều chưa từng có trong lịch sử cà phê của Việt Nam.

Điều này cũng đã giúp cà phê Robusta của Việt Nam khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi được đánh giá là ngon hàng đầu trên thế giới. Đó cũng là sự vinh danh dành cho cà phê đặc sản Đắk Lắk và là những tín hiệu lạc quan trên chặng đường dài nâng cao danh tiếng, giá trị hạt cà phê Việt Nam.

Cùng với mục tiêu “Buôn Ma thuột - điểm đến của cà phê thế giới”, Đắk Lắk đang nỗ lực tổ chức các hoạt động mang tính văn hóa, tiêu dùng cà phê trong, ngoài nước và sử dụng những sản phẩm cà phê có chất lượng cao, mang tính khác biệt (cà phê đặc sản) để làm thương hiệu nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, du khách. Qua đó tạo dựng một không gian mới cho cà phê từ giá trị của 100 năm trước để phát triển cà phê bền vững theo xu hướng của thị trường thế giới.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Bình An

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.