|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 15/2: Biến động nhẹ, cao su TOCOM tăng dưới 0,5%

07:19 | 15/02/2023
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (15/2) dao động trong khoảng 59.000 - 62.500 đồng/kg. Trong đó, giá tại Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên Sàn giao dịch TOCOM tăng không quá 0,5% trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 16/2

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tại thị trường nội địa hiện dao động trong khoảng 59.000 - 62.500 đồng/kg.

Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai lần lượt ghi nhận mức giá là 59.000 đồng/kg và 59.500 đồng/kg.

Tiếp đó là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với chung mức 60.500 đồng/kg, Bình Phước với mức 61.500 đồng/kg.

Riêng Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu hôm nay tại địa phương này hiện đạt 62.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

60.500

-

Gia Lai

59.000

-

Đắk Nông

60.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

62.500

+500

Bình Phước

61.500

-

Đồng Nai

59.500

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 14/2 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 13/2 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.542 USD/tấn, tăng 0,31%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.900 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 13/2

Ngày 14/2

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.531

3.542

0,31

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.900

2.900

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.098 USD/tấn, tăng 0,31%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 13/2

Ngày 14/2

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.079

6.098

0,31

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Hạt tiêu được trồng trên diện tích 40.000 ha ở Sri Lanka. Sản lượng năm nay dự kiến ​​sẽ ở mức 19.500 tấn, thấp hơn so với 20.400 tấn năm ngoái, theo trang Commodity3.

Nguyên nhân là do mùa mưa kéo dài ảnh hưởng xấu đến vụ mùa, bên cạnh đó là thiếu hụt nhiên liệu và các vấn đề phát sinh từ việc tăng giá phân bón và chi phí vận chuyển.

Năm ngoái, Sri Lanka không ghi nhận việc mở rộng thêm diện tích trồng tiêu do giá bán mặt hàng nông sản này không cao. Thời điểm đó, nông dân trong nước đã phàn nàn về vấn đề giá thấp, nói rằng không dễ để quản lý trang trại từ nguồn thu ít ỏi.

Dự kiến, hạt tiêu chất lượng thấp tại Sri Lanka sẽ được thu hoạch vào giai đoạn tháng 3 - tháng 4, trong khi đó hạt tiêu chất lượng cao hơn sẽ được thu hoạch vào tháng 5 - tháng 6.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 2/2023 đạt mức 207 yen/kg, tăng 0,29% (tương đương 0,6 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2023 được ghi nhận tại mức 12.380 nhân dân tệ/tấn, không đổi so với giao dịch trước đó.

Sản lượng cao su tự nhiên dự kiến ​​sẽ giảm ở các nước sản xuất chính do dịch bệnh trên lá lan rộng, điều kiện thời tiết thất thường, nhiệt độ khí hậu tăng, cũng như lượng phân bón đầu vào thấp do chi phí tăng, The Malaysian Reserve đưa tin.

Theo Tập đoàn Cao su Quốc tế (IRCo), tình trạng hạn hán và sự rời bỏ của những người khai thác mủ ở Malaysia, Thái Lan và Indonesia cũng góp phần vào triển vọng ảm đạm. 

Hơn nữa, sản lượng cao su thiên nhiên ở Thái Lan dự kiến ​​sẽ thấp hơn trong thời kỳ thấp điểm khi hoạt động khai thác giảm đáng kể vào tháng 4, tháng 5 và tháng 6 năm nay.

Điều tương tự có thể sẽ được xảy ra ở Indonesia và Malaysia, ước tính ảnh hưởng đến tổng sản lượng cao su thiên nhiên trong khu vực khoảng 10% trong nửa đầu năm 2023.

Trong khi đó, theo Hiệp hội Các nước sản xuất Cao su tự nhiên (ANRPC), nguồn cung cao su tự nhiên dự kiến ​​sẽ tiếp tục khan hiếm trong những tháng tới, một phần do bệnh đốm lá đã hoành hành các đồn điền ở miền Bắc Indonesia và miền Nam Malaysia. 

ANRPC cho biết, căn bệnh này đã trở nên trầm trọng hơn do mưa nhiều hơn trong thời kỳ sản xuất cao điểm. Dịch bệnh này có thể dẫn đến tổn thất năng suất ước tính 30% tại các đồn điền. 

Trên thực tế, sản lượng cao su đã giảm trong vài thập kỷ qua ngay cả trước khi bệnh đốm lá xuất hiện. Sự suy giảm sản lượng tác động tiêu cực đến sinh kế của các hộ cao su tiểu điền địa phương, khiến nhiều người phải bỏ cao su để trồng các loại cây khác.

Thảo Vy