|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 14/2: Tiếp tục đi ngang, cao su TOCOM giảm hơn 2%

07:30 | 14/02/2023
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (14/2) duy trì ổn định trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg tại thị trường nội địa. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn trên Sàn TOCOM giảm với biên độ hơn 2%, hiện đạt mức 205 yen/kg.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 15/2

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu không có thay đổi so với hôm qua, chững lại trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 59.000 đồng/kg tại tỉnh Gia Lai. Tiếp đến là tỉnh Đồng Nai với mức giá 59.500 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông hiện đang thu mua hồ tiêu với chung mức giá là 60.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định tại mức tương ứng là 61.500 đồng/kg và 62.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

60.500

-

Gia Lai

59.000

-

Đắk Nông

60.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

62.000

-

Bình Phước

61.500

-

Đồng Nai

59.500

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 13/2 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 10/2 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.531 USD/tấn, giảm 2,63%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.900 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 10/2

Ngày 13/2

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.624

3.531

-2,63

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.900

2.900

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.079 USD/tấn, giảm 0,51%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 10/2

Ngày 13/2

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.110

6.079

-0,51

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Bang Sarawak chiếm hơn 98% sản lượng hồ tiêu hàng năm của Malaysia. Tiêu đen và tiêu trắng được sản xuất và xuất khẩu đều có nguồn gốc bang này. Các khu vực sản xuất khác là Suba và bán đảo Malaysia.

Thời gian qua, nông dân trồng tiêu Malaysia bị ảnh hưởng nặng nề do giá phân bón tăng vọt, tăng gấp đôi so với năm 2001, do bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến Nga - Ukraine. Trong khi đó, phân bón chiếm tới 70% chi phí đầu vào của các vườn tiêu tại quốc gia này.

Sản lượng hồ tiêu năm 2023 của Malaysia dự kiến ​​đạt khoảng 18.000 tấn, ngang bằng mức sản lượng năm ngoái, với mùa thu hoạch sẽ bắt đầu vào tháng 5.

Các thị trường xuất khẩu tiêu chính của Malaysia là Nhật Bản (37%), Trung Quốc (18%), Việt Nam (11%), Đài Loan (10%), Hàn Quốc (3%) và Singapore (7%).

Trong hai năm gần đây, sản xuất hồ tiêu tại Malaysia được đánh giá là thua lỗ rõ rệt. Hiện, nông dân đang tích trữ sản phẩm của họ với kỳ vọng nhu cầu từ thị trường Trung Quốc sẽ đẩy giá lên, theo trang Commodity3.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 2/2023 đạt mức 205 yen/kg, giảm 2,38% (tương đương 5 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2023 được điều chỉnh xuống mức 12.350 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,24% (tương đương 30 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Tại Bangladesh, nhu cầu về cao su đang tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế vì cao su được sử dụng trong sản xuất lốp và săm trong lĩnh vực ô tô - một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng, theo The Daily Star.

Theo ông Mohammad Kamal Uddin, Cựu Chủ tịch Hiệp hội Chủ sở hữu Vườn cao su Bangladesh, sản lượng đã tăng lên khi các vườn cao su mới bắt đầu sản xuất ở các vùng khác nhau của đất nước.

Bà Syeda Sarwar Jahan, Chủ tịch Ủy ban Cao su Bangladesh (BRB), chia sẻ: “Chúng tôi đang đào tạo cho các chủ vườn và công nhân, đồng thời giám sát chặt chẽ các khu vườn, vì vậy sản lượng đã tăng lên”.

Bà cho biết, BRB đang nhập khẩu các giống năng suất cao từ Ấn Độ và Malaysia để thúc đẩy sản xuất. Việc trồng các giống địa phương cũng tăng lên nhờ sử dụng phân bón và chăm sóc hợp lý.

Tuy nhiên, ông Samir Datta Chakma, Chủ tịch Hiệp hội Chủ sở hữu Vườn cao su Bản địa ở Khagrachhari, bày tỏ rằng các nhà sản xuất cao su không có được mức giá hợp lý.

Nghề làm vườn cao su ở huyện gò đồi đang trở nên phổ biến do vốn đầu tư thấp nhưng thu được lợi nhuận lâu dài. Theo ông, có hơn 100 doanh nhân đã thành lập vườn cao su trên khoảng 3.500 mẫu đất trong huyện.

Ông Chakma kỳ vọng những người làm vườn có thể tiếp cận nguồn tài chính để mở rộng hơn nữa ngành trồng cao su trong bối cảnh việc sử dụng cao su trồng trong nước đã tăng lên.

Giám đốc điều hành Luthful Bari của Meghna Group cho biết, Meghna Innova Rubber Co. Ltd - một công ty con của tập đoàn, đã xuất khẩu săm lốp xe đạp sử dụng 100% cao su sản xuất trong nước.

Thảo Vy