|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 13/2: Thị trường lặng sóng, cao su kỳ hạn tiếp đà giảm

07:11 | 13/02/2023
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (13/2) chững lại sau khi liên tục tăng vào những ngày cuối tuần trước. Theo ghi nhận, giá thu mua nội địa hiện dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn tiếp tục giảm trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 14/2

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tại thị trường nội địa hiện dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.

Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai lần lượt có mức giá là 59.000 đồng/kg và 59.500 đồng/kg.

Kế đến là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với chung giá thu mua là 60.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt đi ngang tại mức 61.500 đồng/kg và 62.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

60.500

-

Gia Lai

59.000

-

Đắk Nông

60.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

62.000

-

Bình Phước

61.500

-

Đồng Nai

59.500

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 10/2 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 9/2 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.624 USD/tấn, giảm 0,14%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.900 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 9/2

Ngày 10/2

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.629

3.624

-0,14

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.900

2.900

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.110 USD/tấn, giảm 0,13%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 9/2

Ngày 10/2

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.118

6.110

-0,13

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Ấn Độ hiện vẫn là nước nhập khẩu ròng hạt tiêu trong gần một thập kỷ. Tại đây, hồ tiêu được trồng xen với các cây trồng khác như cà phê, chè và cao su.

Karnataka và Kerala là hai vùng trồng tiêu trọng điểm, lần lượt chiếm 65% và 30% tổng diện tích trồng tiêu của cả nước. 5% còn lại là từ Tamil Nadu và các khu vực khác.

Trong khi cây trồng phát triển khỏe mạnh ở một số khu vực, các khu vực khác lại chứng kiến lượng mưa cao hơn bình thường và gió mùa kéo dài, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình ra hoa và phát triển cây trồng.

Chi phí nhân công cao đang khiến người trồng tiêu Ấn Độ không muốn loại bỏ những dây leo cũ và trồng những dây leo mới. Nhìn chung, ngày càng nhiều nông dân Ấn Độ từ bỏ trồng tiêu và chuyển sang trồng cà phê, gừng và thảo quả.

Tổng sản lượng tiêu tại Ấn Độ trong niên vụ 2022 - 2023 dự kiến ​​đạt 53.500 tấn, giảm so với 57.000 tấn trong niên vụ 2021 - 2022. Diện tích sản xuất giảm 35 - 40% so với đầu những năm 2000.

Hầu hết nông dân trồng tiêu Ấn Độ không muốn bán sản phẩm của mình ở mức giá hiện tại do không đủ bù chi phí sản xuất, theo trang Commodity3.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 2/2023 đạt mức 213 yen/kg, giảm 0,42% (tương đương 0,9 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2023 được điều chỉnh xuống mức 12.340 nhân dân tệ/tấn, giảm 1,08% (tương đương 135 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

 

Trong phân tích gần đây của mình, Helixtap Technologies - công ty cung cấp thông tin thị trường và giá dựa trên trí tuệ nhân tạo cho ngành cao su, cho biết, giá cao su toàn cầu có xu hướng di chuyển song song với tăng trưởng GDP toàn cầu hoặc sản xuất ô tô, theo The Daily Star.

Vào tháng 1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết, tăng trưởng toàn cầu được dự đoán sẽ giảm từ mức ước tính 3,4% vào năm 2022 xuống còn 2,9% vào năm 2023.

Mặc dù doanh số bán ô tô dự kiến ​​sẽ tăng vào năm 2023, nhưng có khả năng sẽ thấp hơn mức của năm 2019. Helixtap đánh giá, quãng đường xe chạy trên toàn cầu cũng có xu hướng giảm trong năm nay nếu giá dầu thô tăng và điều đó sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu về lốp xe thay thế.

Công ty cho biết, nhu cầu về cao su đã giảm trong ba năm qua do doanh số bán hàng trong lĩnh vực ô tô trên toàn cầu giảm trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và xung đột Nga - Ukraine.

Tại Bangladesh, nhu cầu về cao su đang tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế vì cao su được sử dụng trong sản xuất lốp và săm trong lĩnh vực ô tô - một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng.

Hiện tại, cao su tại đây đang được trồng trên 140.000 mẫu đất, trong đó công ty tư nhân điều hành 1.304 vườn và các cơ quan nhà nước điều hành 28 vườn. Hầu hết các vườn cao su đều nằm trong vùng Chattogram lớn hơn.

Theo Syed Moazzam Hossain, Chủ tịch của Lama Rubber Industry, quy mô của thị trường cao su thô địa phương là khoảng 1.020 taka. Mặc dù không có dữ liệu chính xác nhưng các chủ vườn đã đầu tư ít nhất 2.500 taka để thành lập các khu vườn, tạo ra khoảng 150.000 việc làm trực tiếp.

Thảo Vy