Giá cà phê hôm nay 15/2: Tăng 500 đồng/kg, cận mức 45.000 đồng/kg
Cập nhật giá cà phê trong nước
Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 16/2
Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 9h, giá cà phê tăng 500 đồng/kg so với hôm qua.
Ghi nhận cho thấy, các tỉnh trọng điểm trong nước đang thu mua cà phê trong khoảng 44.200 - 44.900 đồng/kg.
Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 44.200 đồng/kg.
Kế đến là hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông với cùng mức 44.800 đồng/kg.
Tương tự, tỉnh Đắk Lắk cũng điều chỉnh giá cà phê lên mức 44.900 đồng/kg trong hôm nay.
Thị trường |
Trung bình |
Thay đổi |
Đắk Lắk |
44.900 |
+500 |
Lâm Đồng |
44.200 |
+500 |
Gia Lai |
44.800 |
+500 |
Đắk Nông |
44.800 |
+500 |
Tỷ giá USD/VND |
23.400 |
0 |
Đơn vị tính: VNĐ/kg
Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank
Cập nhật giá cà phê thế giới
Trên thị trường thế giới, giá cà phê duy trì đà tăng. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 3/2023 được ghi nhận tại mức 2.067 USD/tấn sau khi tăng 1,13% (tương đương 23 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 3/2023 tại New York đạt mức 183,55 US cent/pound, tăng 3,67% (tương đương 6,5 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).
Bà Geraldine Mukeshimana, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Động vật Rwanda, cho biết, cần có các chiến lược đối phó nhằm hạn chế các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra đối với các nhà sản xuất cà phê, theo trang allAfrica.
Lời kêu gọi được đưa ra khi khai mạc Diễn đàn Các nhà sản xuất cà phê Thế giới (WCPF) lần thứ ba, diễn ra tại Kigali từ ngày 13/2 đến ngày 14/2, nhằm giải quyết và tìm ra giải pháp cho các vấn đề cấp bách mà các nhà sản xuất cà phê toàn cầu đang phải đối mặt.
Diễn đàn quy tụ hơn 1.000 đại biểu đến từ các nước châu Phi, châu Á và Nam Mỹ - những khu vực sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.
Bà nói: "Sản xuất cà phê bị ảnh hưởng xấu bởi biến đổi khí hậu, khiến ngành cà phê toàn cầu gặp rủi ro nghiêm trọng. Do đó, chính phủ và các cơ quan liên quan đến chính sách cần thiết lập các chiến lược đối phó nhằm hạn chế các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra".
Bà cho rằng, các giống cà phê ở các vùng trồng cà phê đều chịu tác động của biến đổi khí hậu theo chu kỳ, và điều này không chỉ dẫn đến sự xuất hiện của các loại dịch bệnh hay sâu bệnh mới.
"Bản thân cà phê không đảm bảo cho hàng triệu nông dân một cuộc sống tốt và một tương lai thịnh vượng. Nông dân trồng cà phê vẫn phải vật lộn để đạt được phần thu nhập công bằng trong ngành", bà Mukeshimana nói và cho biết thêm rằng ở nhiều nơi, các nhà sản xuất cà phê thậm chí không thể trang trải chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận.
Bà Mukeshimana gợi ý việc thúc đẩy hợp tác công tư giữa các bên liên quan và mở rộng số lượng nhà máy xay ướt hoặc trạm làm sạch cà phê. Cải thiện kỹ năng của nông dân trồng cà phê, nâng cao tiêu chuẩn sản xuất cà phê của họ và đảm bảo rằng nông dân được trả lương công bằng cũng là một số trong những biện pháp can thiệp được khuyến nghị.
Giám đốc điều hành của Ủy ban Phát triển Xuất khẩu Nông nghiệp Quốc gia (NAEB) Claude Bizimana cho biết: "Diễn đàn này được coi là thành công vì hai lý do. Thứ nhất là tạo cơ hội gặp gỡ và gắn kết thế giới tại Kigali sau đại dịch COVID-19. Quan trọng nhất là, đã đến lúc chúng ta gặp gỡ và thảo luận về các vấn đề cấp bách ảnh hưởng đến các nhà sản xuất cà phê như tính bền vững và biến đổi khí hậu”.