Các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp muốn gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ.
Trong tuần đầu tiên của tháng 10, giá phân bón tại hầu khắp các thị trường trên thế giới đã tăng vọt 200 – 300 USD/tấn lên mức cao nhất trong hơn 10 năm qua. Tại trong nước, giá phân bón cũng đang được điều chỉnh tăng lên theo giá phân bón thế giới.
Ngày 6/10/2021 đánh dấu mốc Nhà máy Đạm Cà Mau cán mốc 8 triệu tấn sản phẩm, luôn hoạt động ổn định với 110% công suất ngay cả khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong suốt thời gian qua.
Giá phân bón đã tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ qua. Thị trường phân bón Việt Nam đã biến động nay lại căng thẳng hơn khi một số nhà máy DAP có nguy cơ ngừng hoạt động vì thiếu nguyên liệu.
Sau một thời gian có phần hạ nhiệt vào tháng 8 vừa qua, hiện giá nguyên liệu đầu vào sản xuất và giá phân urê thế giới lại tiếp tục lập các kỷ lục mới do có nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông mặt hàng này trên toàn thế giới. Theo dự báo, giá phân bón trong nước sẽ có sự biến động bám sát đà tăng giá thế giới.
Mặc dù một số cổ phiếu giá đã tăng tương đối mạnh, định giá không còn hấp dẫn, tuy nhiên các chuyên gia của Agriseco đánh giá vẫn có cơ hội đầu tư đối với ngành phân bón khi kỳ vọng kết quả kinh doanh nửa cuối năm tiếp tục tăng trưởng.
Việc giá năng lượng thế giới tăng nhanh trong thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp phân bón phải gồng mình chống chọi với cơn bão giá nguyên vật liệu tăng đột biến, đẩy giá thành sản xuất tăng mạnh.
Trong tháng 8 nhập khẩu phân bón từ các thị trường chủ đạo đều giảm mạnh so với tháng liền kề trước đó, kéo lượng và giá trị nhập khẩu của cả nước giảm lần lượt 33,7% và 31,8%.
Trên thị trường thế giới, giá phân bón urê giảm 28 - 36 USD/tấn trong tháng 8 do Ấn Độ trì hoãn mua vào. Ngược lại, tại thị trường trong nước giá nhiều loại phân bón vẫn tiếp tục tăng cao.
Bộ NN&PTNT dự báo giá phân bón có thể có xu hướng chững lại và giảm dần do đang cuối vụ lúa hè thu, nhu cầu phân bón sẽ giảm, nguồn cung vẫn được đảm bảo từ sản xuất và nhập khẩu.
Giá phân bón tăng cao, trong khi đầu ra và giá bán nhiều mặt hàng nông sản thiếu ổn định, ách tắc trong thu mua nông sản khiến nông sản giảm chất lượng, rớt giá đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất cũng như đời sống của người dân. Vậy, giải quyết tình trạng tăng giá này phải chăng cần cần giải quyết từ gốc?
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón tăng so với cùng kỳ nhưng Tổng cục Quản lý Thị trường báo cáo rằng chưa phát hiện tình trạng găm hàng, đầu cơ tích trữ. Do đó, giá phân bón tăng không phải do đầu cơ, tích trữ.
7 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 2,8 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 802,7 triệu USD, giá trung bình 284 USD/tấn, tăng hơn 20% về khối lượng, 36,6% về kim ngạch và 13,7% về giá so với cùng kỳ năm 2020.
Theo VDSC, giá nông sản đối mặt cạnh tranh từ thế giới cùng với mặt bằng giá phân bón tiếp tục duy trì ở mức cao sẽ tạo áp lực lên ngành phân bón. Hai doanh nghiệp đại diện là Đạm Phú Mỹ và Phân bón Bình Điền cũng được đánh giá sẽ có biên lãi gộp bị thu hẹp trong hai quý cuối năm.