|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá nhôm chạm đáy 16 tháng sau khi Mỹ đề xuất gỡ lệnh trừng phạt với Rusal

15:09 | 21/12/2018
Chia sẻ
Giá nhôm giảm xuống mức thấp trong 16 tháng vào thứ Năm (20/12) sau khi Mỹ cho biết sẽ gỡ lệnh trừng phạt đối với nhà sản xuất Rusal của Nga. Điều này có thể giúp sản phẩm do công ty sản xuất được đưa vào thị trường vốn đã chịu thiệt hại từ sự lại của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. 

Giá nhôm chạm đáy ở 1.905,5 USD/tấn trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong phiên giao dịch sáng ngày 20/12, theo sau tuyên bố của Bộ Tài Chính Mỹ hôm 19/12.

Cụ thể, Bộ Tài chính Mỹ cho biết Rusal và công ty mẹ En+ đã triển thực hiện đủ các thay đổi để giảm quản hệ với tỉ phú Nga Oleg Deripaska. Ông Deripaska vẫn tiếp tục chịu lệnh trừng phạt.

Quốc hội có 30 ngày để thông qua thỏa thuận, theo đó cổ phần của ông Deripaska tại En+ giảm từ khoảng 70% xuống còn 44,95%.

LME cũng cho biết nếu Rusal và En+ thoát khỏi danh sách cấm vận, thì sàn giao dịch này sẽ gỡ lệnh cấm giao dịch tạm thời đối với sản phẩm của Rusal.

gia nhom cham day 16 thang sau khi my de xuat go lenh trung phat voi rusal
Ảnh: ING Think.

Trong một thông báo, Rusal cho biết chào đón quyết định của Mỹ và sẽ tiếp tục làm mọi điều cần thiết để đưa công ty trở lại điều kiện làm việc bình thường.

Điều này có thể đưa kim loại dự trữ của Rusal trở lại thị trường. Theo các chuyên gia phân tích tại Numis, ước khoảng 200.000 tấn kim loại của Rusal lưu tại nhà chứa ở Rotterdam, và có thể được chuyển tới LME khi lệnh trừng phạt được gỡ bỏ.

Rusal chiếm khoản 7% tổng sản lượng toàn cầu trong năm ngoái, đưa công ty trở thành nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc.

Nhôm là một trong những hàng hóa công nghiệp được giao dịch nhiều nhất, và là là nguyên liệu chính cho công nghiệp vận chuyển và xây dựng. Giá đã giảm từ đỉnh 7 năm ghi nhận ở mức 2.400 USD/tấn trong tháng 4, khi lệnh trừng phạt được áp lên Rusal và ông Deripaska vì nhu cầu nhôm giảm và sản lượng tăng tại Trung Quốc.

Lệnh trừng phạt khiến giá nhôm tăng cao đối với người tiêu dùng Mỹ, vì thiếu nguồn cung thay thế. Mức phí này hiện có thể giảm vì lệnh trừng phạt được gỡ bỏ, theo đó hạ chi phí cho các ngành công nghiệp như nhà sản xuất lon bia và ô tô.

Xem thêm

Lyly Cao