|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 9/11: Lúa tăng đến 200 đồng/kg, mặt hàng gạo, nếp chững giá

12:10 | 09/11/2022
Chia sẻ
Theo khảo sát tại An Giang, giá lúa gạo hôm nay 9/11 ghi nhận tăng 100 - 200 đồng/kg ở một số giống lúa trong khi các mặt hàng có giá đi ngang trên diện rộng. Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận và nông dân các địa phương đang cố gắng tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa.

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 10/11

Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại An Giang, giá lúa hôm nay (9/11) được điều chỉnh tăng từ 100 đồng/kg đến 200 đồng/kg, hiện dao động trong khoảng 6.400 - 12.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá lúa Nàng Hoa 9 tăng 200 đồng/kg lên trong khoảng  6.800 - 7.000 đồng/kg. Lúa OM 5451 và lúa Đài thơm 8 lần lượt dao động trong khoảng 6.500 - 6.650 đồng/kg và 6.700 - 6.800 đồng/kg, cùng tăng 100 đồng/kg so với hôm qua.

Các mặt hàng khác tiếp tục có giá đi ngang, cụ thể như sau: Giá lúa IR 50404 dao động trong khoảng 6.400 - 6.600 đồng/kg. Lúa OM 18 có giá duy trì trong khoảng 6.600 - 6.700 đồng/kg. Giá lúa Nhật ổn định trong khoảng 7.800 - 7.900 đồng/kg. Giá lúa Nàng Nhen (khô) tiếp tục đi ngang trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg. Riêng lúa IR 50404 (khô) ghi nhận đã ngừng khảo sát trong nhiều ngày liên tiếp.

Đối với mặt hàng nếp, giá tiếp tục ổn định trong khoảng 7.200 - 15.000 đồng/kg. Theo đó, nếp AG (tươi) có giá duy trì trong khoảng 7.200 - 7.300 đồng/kg, giá nếp Long An (tươi) ổn định trong khoảng 8.000 - 8.100 đồng/kg. Nếp AG (khô) tiếp tục được thương lái thu mua với giá dao động trong khoảng 8.400 - 8.600 đồng/kg, nếp Long An ổn định trong khoảng 9.000 - 9.200 đồng/kg. Nếp ruột được bán tại chợ với giá duy trì trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. 

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp AG (tươi)

kg

7.200 - 7.300

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

8.000 - 8.100

-

- Nếp AG (khô)

kg

8.400 - 8.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

9.000 - 9.200

-

- Lúa IR 50404

kg

6.400 - 6.600

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

6.700 - 6.800

+100

- Lúa OM 5451

kg

6.500 - 6.650

+100

- Lúa OM 18

kg

6.600 - 6.700

-

- Nàng Hoa 9

kg

6.800 - 7.000

+200

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 7.900

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.500 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 9/11 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm quay đầu giảm sau nhiều phiên điều chỉnh tăng. Hiện giá gạo nguyên liệu trong khoảng 9.200 - 9.400 đồng/kg, giảm 150 - 300 đồng/kg; gạo thành phẩm dao động trong khoảng 9.800 - 10.000 đồng/kg, giảm 200 - 250 đồng/kg.  

Tại chợ An Giang, các mặt hàng lúa tiếp tục chững giá trên diện rộng, hiện duy trì trong khoảng 11.500 - 20.000 đồng/kg. Theo đó, giá gạo thường dao động trong khoảng 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Sóc thường có giá trong khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, gạo trắng thông dụng được bán với giá 14.000 đồng/kg, gạo thơm Jasmine có giá từ 15.000 đồng/kg đến 16.000 đồng/kg, giá gạo Nàng Hoa duy trì ở mức 17.500 đồng/kg, gạo Sóc Thái có giá 18.000 đồng/kg, giá gạo thơm thái hạt dài giữ mức 18.000 đồng/kg, gạo Hương Lài tiếp tục có giá 19.000 đồng/kg. Gạo Nàng Nhen, gạo thơm Đài Loan và gạo Nhật được thu mua cùng mức 20.000 đồng/kg. 

Tại chợ An Giang, cám không ghi nhận thay đổi về giá, hiện ổn định trong khoảng 7.500 - 8.000 đồng/kg. 

Ảnh minh họa: Anh Thư

Bình Thuận: Sâu bệnh phát sinh gây hại trên lúa vụ mùa

Hiện nay, nông dân trong tỉnh Bình Thuận đang tập trung chăm sóc cây trồng vụ mùa. Trong đó, cây lúa với diện tích gần 42.400ha, chủ yếu ở giai đoạn đòng trổ, đẻ nhánh, một số diện tích đang ở giai đoạn chín, mạ.

Tuy nhiên, thời điểm này tình hình sâu bệnh hại cây trồng diễn ra khá phức tạp. Do đó, ngành nông nghiệp tỉnh và nông dân các địa phương đang cố gắng tăng cường các biện pháp phòng trừ.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh Bình Thuận cho biết, trên diện tích lúa vụ mùa toàn tỉnh, bệnh đạo ôn lá đang có diện tích nhiễm khoảng 950ha, tỷ lệ bệnh 5 ‐ 10%, tăng 22ha so với một tuần trước đó. Bệnh bạc lá (cháy bìa lá) có nhiễm diện tích 303ha, tỷ lệ bệnh 10 ‐ 20%, tăng 91ha so với kỳ trước, chủ yếu tại các huyện Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong và thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận). 

Bên cạnh đó, sâu đục thân có diện tích nhiễm 297ha, tỷ lệ hại 5 ‐ 10%, giảm 97ha so với kỳ trước, phân bố tại các huyện Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tuy Phong, Bắc Bình và thị xã La Gi. Đặc biệt, thời gian gần đây tình hình chuột phá hại trên lúa tại hai huyện Đức Linh, Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) khá nhiều.

Theo thống kê của Chi cục TT&BVTV, đến đầu tháng 11 có 280ha lúa tại hai địa phương này bị chuột phá hại. Ngoài ra, sâu cuốn lá nhỏ với trên 200 ha, mật số 20 ‐ 50 con/m2, tăng 3ha so với tuần trước, tập trung tại các huyện Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh và Tuy Phong. 

Ngành nông nghiệp tỉnh dự báo, trong những ngày tới, trên cây lúa tình hình sâu bệnh vẫn tiếp tục xảy ra các bệnh đạo ôn, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, chuột,... phát sinh gây hại trên lúa vụ mùa.

Theo ông Đỗ Văn Bảo ‐ Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV tỉnh, các huyện cần tiếp tục khuyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên, phát hiện các loại dịch hại sớm để có biện pháp xử lý kịp thời, theo báo Bình Thuận.

 

Anh Thư

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.