|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 7/11: Tiếp tục đi ngang trên diện rộng

12:21 | 07/11/2022
Chia sẻ
Tại An Giang, giá lúa gạo hôm nay 7/11 duy trì đi ngang. Việc trồng lúa chất lượng cao liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đang được nhiều địa phương trong tỉnh Trà Vinh quyết tâm thực hiện với mục tiêu giúp bà con nông dân sản xuất nông sản ngày càng chất lượng và nâng cao thu nhập.

Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại An Giang, giá lúa hôm nay (7/11) tiếp tục đi ngang trong khoảng 6.400 - 12.000 đồng/kg. 

Cụ thể, lúa IR 50404 và OM 5451 cùng có giá 6.400 - 6.500 đồng/kg. Giá lúa Đài thơm 8 duy trì trong khoảng 6.400 - 6.600 đồng/kg. Lúa OM 18 có giá trong khoảng 6.600 - 6.800 đồng/kg. Lúa Nàng Hoa 9 được thu mua trong khoảng từ 6.600 đồng/kg đến 6.800 đồng/kg. Lúa Nhật duy trì giá trong khoảng 7.800 - 7.900 đồng/kg. Giá lúa Nàng Nhen (khô) đi ngang trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg. Riêng lúa IR 50404 (khô) ghi nhận đã ngừng khảo sát trong nhiều ngày liên tiếp.

Xét đến mặt hàng nếp, giá tiếp tục ổn định trong khoảng 8.400 - 15.000 đồng/kg. Nếp AG (khô) có giá dao động trong khoảng 8.400 - 8.600 đồng/kg. Nếp Long An (khô) được thương lái thu mua với giá 8.700 - 9.100 đồng/kg. Giá nếp ruột bán tại chợ trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. Nếp AG (tươi) và nếp Long An (tươi) ghi nhận đã ngừng khảo sát trong nhiều ngày liên tiếp.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp AG (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp AG (khô)

kg

8.400 - 8.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

8.700 - 9.100

-

- Lúa IR 50404

kg

6.400 - 6.500

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

6.400 - 6.600

-

- Lúa OM 5451

kg

6.400 - 6.500

-

- Lúa OM 18

kg

6.600 - 6.800

-

- Nàng Hoa 9

kg

6.600 - 6.800

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 7.900

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.500 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 7/11 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm chững lại sau phiên điều chỉnh tăng. Hiện giá gạo nguyên liệu ở mức 9.500 - 9.550 đồng/kg; gạo thành phẩm duy trì ổn định ở mức 10.200 - 10.250 đồng/kg.  

Tại chợ An Giang, giá gạo tiếp tục đi ngang, hiện dao động trong khoảng 11.500 - 20.000 đồng/kg. Gạo thường được bán với giá 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Sóc thường có giá trong khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, gạo trắng thông dụng tiếp tục ở mức 14.000 đồng/kg, giá gạo thơm Jasmine ổn định từ 15.000 đồng/kg đến 16.000 đồng/kg, giá gạo Nàng Hoa duy trì ở mức 17.500 đồng/kg, gạo Sóc Thái có giá là 18.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài có giá trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Hương Lài có giá 19.000 đồng/kg. Giá gạo Nàng Nhen, gạo thơm Đài Loan và gạo Nhật tiếp tục đạt 20.000 đồng/kg. 

Giá cám tại chợ không đổi, hiện trong khoảng 7.500 - 8.000 đồng/kg. 

Ảnh minh họa: Anh Thư

Trà Vinh: Nông dân Khmer “đổi đời” nhờ trồng lúa chất lượng cao

Vừa qua, UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2022 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, theo báo Dân tộc và Phát triển.

Trong đó, thực hiện tiểu Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, tỉnh Trà Vinh đã triển khai dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS. Nhu cầu vốn dự kiến cho tiểu dự án hai là 125,89 tỷ đồng.

Theo đó, các chương trình hỗ trợ vốn cho đồng bào, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất, nâng cao sản lượng và chất lượng cây lúa,... được các địa phương trong tỉnh triển khai kịp thời đến với đồng bào Khmer. Nhờ đó đã giúp đồng bào thay đổi đổi tập quán canh tác lạc hậu, từng bước tạo việc làm, ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo. 

Trước tình hình giá vật tư nông nghiệp tăng cao (chủ yếu phân bón hóa học), vụ lúa Hè Thu năm nay, nhiều hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp và nông dân đã hướng đến sản xuất kết hợp sử dụng phân bón hóa học và phân hữu cơ vi sinh nhằm kéo giảm chi phí canh tác. Đồng thời, các giống lúa chất lượng cao như: OM5451, OM18, OM4900 và Đài thơm 8, ST25, ST24,... được nhiều nông dân đưa vào canh tác để nâng cao chất lượng hướng đến xuất khẩu.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã kết hợp với các hợp tác xã và hộ nông dân để sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Theo đó, doanh nghiệp sẽ cung ứng phân bón hữu cơ cho hộ sản xuất bằng hình thức tín chấp, cuối vụ mới thu hồi và giá bán tương ứng với giá nhà máy giao cho đại lý cấp I. Việc ứng dụng phân hữu cơ mang lại nhiều lợi ích cho cả nông dân và doanh nghiệp khi vừa cải tạo đất, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng hạt gạo, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Anh Thư

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.