|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 8/6: Quay về chiều hướng đi ngang trên diện rộng

11:37 | 08/06/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 8/6 không biến động tại nhiều giống lúa, gạo và nếp được khảo sát. Ở ĐBSCL, chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo trên cánh đồng lớn chưa chặt chẽ, còn mang tính thời vụ, lợi ích cục bộ và chưa bền vững.

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 9/6

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (8/6) chững lại tại tất cả giống lúa trong bảng khảo sát. Theo đó, lúa IR 50404 đang có giá là 5.500 - 5.600 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) thu mua với giá là 6.500 đồng/kg, Đài Thơm 8 neo tại mốc 5.700 - 5.900 đồng/kg, OM 5451 đang được thu mua với giá là 5.600 - 5.700 đồng/kg, OM 18 có giá trong khoảng 5.800 - 5.900 đồng/kg, Nàng Hoa 9 giữ mốc 5.900 - 6.100 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 8.000 - 8.500 đồng/kg.

Tiếp tục không biến động trong hôm nay còn có các loại nếp. Cụ thể, nếp AG (khô) giữ nguyên mốc 7.600 - 7.800 đồng/kg, nếp Long An (khô) có giá là 7.600 đồng/kg và nếp ruột duy trì khoảng giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.500 - 5.600

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.700 - 5.900

-

- Lúa OM 5451

kg

5.600 - 5.700

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.800 - 5.900

-

- Lúa ST 24

Kg

8.300 - 8.400

 

- Lúa Nhật

Kg

8.000 - 8.500

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.900 - 6.100

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

 

- Nếp AG (khô)

kg

7.600 - 7.800

-

- Nếp Long An (khô)

kg

7.700

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 7.500

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 8/6 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, giá gạo tiếp tục không có thay đổi nào mới Theo đó, gạo thường có giá 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg và gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg trong ngày đầu tuần.

Ảnh minh họa: Nhã Lam

Sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL: Những trở ngại từ việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân

Ở ĐBSCL, trong 5 năm qua, các địa phương trong vùng ra sức củng cố, hỗ trợ và phát triển các hợp tác xã (HTX), Tổ nông dân hợp tác... thông qua lồng ghép các chương trình dự án. Nhất là tại một số tỉnh, thành, nhờ có Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT), các HTX nông nghiệp kiểu mới bắt nhịp hoạt động năng nổ, đầu tư nhà kho, máy sấy, thực hiện cơ giới hóa các khâu sản xuất trên đồng ruộng để đáp ứng các điều kiện liên kết sản xuất (LKSX) với doanh nghiệp (DN).

Một số địa phương khác trong vùng ĐBSCL nhận thấy không có nhiều DN kinh doanh lúa gạo trên địa bàn nên đã năng động kêu gọi DN hợp tác LKSX, theo báo Nông nghiệp Việt Nam.

Theo Cục Trồng trọt, kết quả thực hiện CĐL thông qua LKSX giữa DN và các HTX ở vùng ĐBSCL có suy giảm về diện tích. Trong vụ Thu Đông 2021 chỉ đạt trên 93.470 ha, bằng 66,7% so với mức ổn định 140.000 – 150.000 ha của các vụ trước đây.

Một số khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện LKSX lúa rơi vào điều kiện SX tại một số địa phương, như: Vào vụ thu hoạch, do sản lượng lúa thu hoạch tập trung, nông dân bán lúa tươi, dẫn đến các DN gặp nhiều khó khăn trong chuẩn bị phương tiện vận chuyển, không đủ các thiết bị phơi sấy, kho chứa đựng nên lúa thu hoạch thường phải tập kết đầu bờ khoảng 4-5 ngày mới được thu gom hết. Một số diện tích lúa quá thời điểm thu hoạch, cần 7-10 ngày công mới được cắt nên ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng.

Một vấn đề tồn tại khá phổ biến là mặc dù giữa nông dân và DN có hợp đồng thu mua, nhưng vẫn xảy ra trường hợp DN thu mua không kịp thì nông dân bán cho thương lái bên ngoài.

Bên cạnh đó, còn có yếu tố lực lượng thương lái thu mua lúa vẫn chưa được chú trọng, chưa được gắn kết vào chuỗi LKSX ngành hàng lúa gạo.

Về các hợp đồng LKSX, hiện vẫn còn thiếu một hành lang pháp lý phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp trong liên kết giữa các nhà, đặc biệt là hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa DN và nông dân. Ví dụ cụ thể là hợp đồng ký kết chưa được rõ ràng với nông dân; Trong hợp đồng không có sự thống nhất về địa điểm thu mua, ẩm độ, tạp chất, thiếu chế tài khi các bên không thực hiện đúng hợp đồng.

Nội dung hợp đồng bao tiêu sản phẩm là hợp đồng có tính hướng dẫn, không phải là hợp đồng kinh tế, do đó tính pháp lý không cao, các bên dễ vi phạm hợp đồng.

Trong khi đó, một bộ phận nông dân còn canh tác theo tập quán cũ, không tuân thủ theo quy trình SX do cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, chưa tham gia sinh hoạt, hội họp đầy đủ, dẫn đến việc khó khăn trong triển khai chính sách. Từ các yếu tố trên, có thể nói, trong SX chưa có sự liên kết chặt giữa nông dân và DN.

Theo ý kiến đề xuất của Cục Trồng trọt, để việc hợp tác, LKSX đạt kết quả tốt, thời gian tới cần rà soát kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu từng vùng, miền; Phát triển các vùng SX nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức SX theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực quốc gia. Đồng thời, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; gắn với chế biến tiêu thụ, xây dựng thương hiệu các nông sản chủ lực nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Nhã Lam