|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 6/11: Giá gạo giảm nhẹ 50 đồng/kg, lúa giữ ổn định

16:43 | 06/11/2024
Chia sẻ
Thị trường giá lúa gạo hôm nay (6/11) nhìn chung tương đối ổn định, riêng gạo IR 504 giảm nhẹ 50 đồng/kg. Trong tháng 10, Việt Nam đã chi 148 triệu USD để nhập khẩu gạo, tăng gấp gần 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 5/11 

Khảo sát tại An Giang cho thấy, giá lúa gạo hôm nay ổn định so với ngày hôm qua.

Cụ thể, lúa Đài thơm 8 được thu mua ở mức cao nhất là 7.800 – 8.300 đồng/kg. Theo sau là OM 18 ở mức 8.100 đồng/kg, IR 50404 dao động 6.700 – 7.300 đồng/kg, OM 380 có giá 7.000 – 7.200 đồng/kg.

Cùng thời điểm khảo sát, thị trường giá nếp tiếp tục đi ngang. Hiện nếp IR 4625 (tươi) được niêm yết 7.800 – 7.900 đồng/kg, nếp Long An IR 4625 (khô) có giá 9.600 – 9.800 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp Long An 3 tháng (khô)

kg

9.800 – 10.000

-

- Nếp IR 4625 (tươi)

kg

7.800 – 7.900

-

- Nếp Long An IR 4625 (khô)

kg

9.600 – 9.800

-

- Lúa IR 50404

kg

6.700 - 7.300

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.800 - 8.300

-

- Lúa OM 5451

Kg

7.300 - 7.600 

-

- Lúa OM 18 tươi

kg

8.100

-

- OM 380

kg

7.000 - 7.200

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp ruột

kg

18.000 - 22.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

28.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 22.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

17.000 - 18.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

23.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

17.500

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

21.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

21.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.500

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 6/11 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, giá gạo thường tiếp tục được niêm yết trong khoảng 15.000 - 17.500 đồng/kg; các loại gạo thơm có giá từ 17.000 – 23.000 đồng/kg.

Còn tại các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo nguyên liệu IR 504 tiếp tục giảm 50 đồng/kg, xuống còn 10.450 - 10.550 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 giảm 50 đồng/kg, về mức 12.450 – 12.550 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá cám khô ổn định đứng yên ở mức 6.700 – 6.900 đồng/kg; tấm thơm dao động 9.300 – 9.500 đồng/kg.

Giá gạo xuất khẩu

Trên thị trường xuất khẩu, theo dữ liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ ở mức 524 USD/tấn.

Mức giá này cao hơn 38 USD/tấn so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan, hơn 63 USD/tấn so với Pakistan và cao hơn tới 80 USD/tấn so với gạo Ấn Độ.

Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đang đứng ở mức 486 USD/tấn, Pakistan, đạt 461 USD/tấn. Mức giá thấp nhất được ghi nhận tại Ấn Độ là 444 USD/tấn với gạo trắng 5% tấm và 439 USD/tấn với gạo đồ 5% tấm.

Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ Reuters và VFA

Vietnamnet dẫn số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 10 vừa qua, nước ta xuất khẩu 0,8 triệu tấn gạo, thu về 505 triệu USD. So với tháng cùng kỳ năm ngoái, lượng gạo xuất khẩu tăng 29% và giá trị tăng 27,2%.

Lũy kế 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, giá trị đạt gần 4,86 tỷ USD - mức cao kỷ lục lịch sử. Lượng gạo xuất khẩu tăng 10,2% và giá trị tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, nhập khẩu gạo của Việt Nam cũng tăng mạnh. Trong 10 tháng qua, các doanh nghiệp Việt đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập mặt hàng này, tăng tới 72,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đặc biệt, chỉ trong tháng 10/2024, giá trị nhập khẩu gạo vọt lên 148 triệu USD, tăng 225%, tương đương gấp gần 3,3 lần so với tháng 10/2023.

Chuyên gia của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng, nhu cầu gạo cấp thấp trong nước ngày càng lớn, trong khi Việt Nam đang theo đuổi chương trình cơ cấu lại ngành lúa gạo theo hướng tăng diện tích các giống lúa chất lượng cao nên việc tìm nguồn hàng mới với giá rẻ để nhập về cũng là điều dễ hiểu.

Theo đó, gạo nhập khẩu về chủ yếu dùng loại gạo tấm có giá rẻ của Ấn Độ dùng để làm bánh, bún, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi... Ngoài ra, doanh nghiệp Việt còn nhập khẩu gạo từ Campuchia, Myanmar, Pakistan với giá thấp hơn so với gạo trong nước.

Đáng chú ý, giá gạo trên thị trường thế giới đang lao dốc, về mức đáy nên các doanh nghiệp cũng tranh thủ đẩy mạnh nhập khẩu. Đây cũng là một phần nguyên nhân kim ngạch nhập khẩu gạo tháng 10 tăng đột biến.

Hoàng Hiệp