|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 4/1: Tăng từ 100 - 150 đồng/kg đối với một số giống lúa

10:59 | 04/01/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 4/1 tăng từ 100 đồng/kg đến 150 đồng/kg với ba giống lúa là IR 50404, Đài Thơm 8 và OM 18. Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, thân thiện với môi trường đang là xu hướng tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc thực hiện giải pháp này còn nhiều khó khăn cần được cải thiện.

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 5/1

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (4/1) quay đầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu năm. Cụ thể, lúa Đài Thơm 8 và OM 18 cùng tăng từ 100 đồng/kg đến 150 đồng/kg, thu mua chung mức 6.000 - 6.150 đồng/kg. Sau khi tăng 100 đồng/kg, lúa IR 50404 được nâng lên khoảng 5.300 - 5.400 đồng/kg.

Các loại lúa như IR 50404 (khô), OM 5451,... tiếp tục chững lại trong hôm nay. Theo đó, lúa IR 50404 (khô) neo mốc 6.000 đồng/kg, Nàng Hoa 9 có giá niêm yết là 5.900 - 6.000 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) giữ giá 12.000 đồng/kg, lúa OM 380 vẫn tiếp tục có giá từ 5.400 - 5.500 đồng/kg và OM 5451 neo trong khoảng 5.500 - 5.600 đồng/kg.

Giá các loại nếp duy trì giao dịch ổn định ở mức giá cũ. Theo đó, nếp Long An (tươi) đi ngang với giá 5.400 - 5.600 đồng/kg, nếp vỏ (tươi) ở mức 5.100 - 5.200 đồng/kg và nếp ruột đang có giá khoảng 13.000 - 14.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.300 - 5.500

+100

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.000 - 6.150

+100 - 150

- Lúa OM 5451

kg

5.500 - 5.600

-

- Lúa OM 380

kg

5.400 - 5.500

-

- Lúa OM 18

Kg

5.000 - 6.150

+100 - 150

- Nàng Hoa 9

kg

5.900 - 6.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.000

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

12.000

-

Nếp ruột

kg

13.000 - 14.000

 

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp vỏ (tươi)

kg

5.100 - 5.200

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

- Nếp vỏ (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

10.500 - 11.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

15.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 7.500

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 4/1 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Tại chợ An Giang, các gạo hôm nay chững lại trên diện rộng. Theo đó, gạo thường thu mua trong khoảng 10.500 - 11.500 đồng/kg, gạo nàng Nhen ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài tiếp tục giao dịch trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Hương Lài chững lại với giá 19.000 đồng/kg, gạo trắng thông dụng có giá 14.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 15.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay 4/1: Tăng từ 100 - 150 đồng/kg đối với một số giống lúa - Ảnh 2.

Nguồn: Vĩnh Long

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm nông nghiệp hữu cơ 

Theo Tiến sĩ Phạm Kim Sơn thuộc Khoa Nông nghiệp, Trường Ðại học Cần Thơ, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp những năm qua làm đất đai bị bạc màu, sâu bệnh hại phát triển tính kháng thuốc mạnh, ô nhiễm môi trường, mất đa dạng sinh học, dư lượng thuốc hóa học trong nông sản vượt mức cho phép. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng sản phẩm nông sản sạch, an toàn ngày càng cao cả thị trường trong và ngoài nước. Do đó, Việt Nam bắt đầu chuyển dần sang xu hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, thân thiện với môi trường.

Theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có 46/63 tỉnh, thành đang thực hiện và có phong trào sản xuất hữu cơ. Tuy nhiên, do diện tích đất nông nghiệp  ở nước ta nhỏ lẻ, manh mún nên khó phát triển được vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ quy mô lớn, chất lượng đồng đều cung ứng đều đặn cho khách hàng. Mặt khác, giá bán nông sản vẫn chưa tương xứng nên người làm nông nghiệp hữu có khó thu hồi vốn để tái sản xuất và duy trì các chứng nhận.

Ðồng quan điểm trên, ông Lê Quốc Việt, Hội Nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, nhấn mạnh, hiện nay, người tiêu dùng muốn bỏ ra tiền ít để mua được sản phẩm chất lượng cao; còn người sản xuất lại muốn đầu tư chi phí thấp lại được lợi nhuận cao. Như vậy, cung và cầu sản phẩm nông sản hữu cơ chưa gặp nhau. Mặt khác, các chính sách vĩ mô về nông nghiệp hữu cơ khá đầy đủ, toàn diện nhưng khi triển khai vào thực tiễn đến cấp độ huyện, xã bắt đầu lúng túng trong khâu tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện. Do đó, hầu hết nông dân, doanh nghiệp hiện nay phải tự tìm tòi, nghiên cứu để sản xuất và phát triển sản phẩm của mình.

Nhiều ý kiến cho rằng, phát triển nông nghiệp hữu cơ ở nước ta cần phải thay đổi cả cách nghĩ lẫn cách làm mới có thể mở rộng diện tích nhanh chóng và hướng đến sự bền vững. Ðồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao tạo điều kiện, môi trường tối ưu cho canh tác hữu cơ từ đó giảm áp lực sâu bệnh, hạn chế sử dụng phân thuốc mà vẫn đảm bảo chất lượng nông sản, theo báo Cần Thơ.

Theo ông Lê Quốc Việt, quá trình chuyển từ sản xuất truyền thống qua sản xuất hữu cơ cần phải trải qua thời gian dài. Người làm nông nghiệp hữu cơ đối mặt với tình trạng giảm năng suất, sản lượng nông sản trong khi phải tốn thêm các chi phí khác đề để đầu tư cho phương thức sản xuất mới. Do đó, khâu truyền thông để người tiêu dùng hiểu rõ vấn đề này và đi đến thống nhất chung trong sản xuất, tiêu dùng nông sản hữu cơ là rất cần thiết. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi mạnh mẽ hơn nữa (đất đai, tín dụng, thuế...) để thu hút ngày càng nhiều người tham gia phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ.

Nhã Lam

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.