Giá lúa gạo hôm nay 31/12: Duy trì giá thu mua ổn định vào cuối tuần
Giá lúa gạo hôm nay
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (31/12) tiếp đà đi ngang trong phiên giao dịch cuối tuần. Theo đó, các loại lúa như IR 50404, IR 50404 (khô), Đài Thơm 8,... vẫn giữ nguyên giá không đổi so với hôm qua.
Cụ thể, lúa IR 50404 vẫn ở trong khoảng 5.300 - 5.400 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) neo mốc 6.000 đồng/kg, Đài Thơm 8 có giá niêm yết là 5.900 - 6.000 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) giữ giá 12.000 đồng/kg, lúa OM 380 vẫn tiếp tục có giá từ 5.400 - 5.500 đồng/kg, OM 5451 neo trong khoảng 5.500 - 5.600 đồng/kg và OM 18 đang có giá là 5.900 - 6.000 đồng/kg.
Giá các loại nếp vẫn không ghi nhận biến động nào trong cả tuần qua. Theo đó, nếp Long An (tươi) ổn định với giá 5.400 - 5.600 đồng/kg, nếp vỏ (tươi) ở mức 5.100 - 5.200 đồng/kg và nếp ruột đang có giá khoảng 13.000 - 14.000 đồng/kg.
Giá lúa | ĐVT | Giá mua của thương lái (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Lúa Jasmine | kg | - | - |
- Lúa IR 50404 | kg | 5.300 - 5.400 | - |
- Lúa Đài thơm 8 | kg | 5.900 - 6.000 | - |
- Lúa OM 5451 | kg | 5.500 - 5.600 | - |
- Lúa OM 380 | kg | 5.400 - 5.500 | - |
- Lúa OM 18 | Kg | 5.900 - 6.000 | - |
- Nàng Hoa 9 | kg | 5.900 - 6.000 | - |
- Lúa IR 50404 (khô) | kg | 6.000 | - |
- Lúa Nàng Nhen (khô) | kg | 12.000 | - |
Nếp ruột | kg | 13.000 - 14.000 |
|
- Nếp Long An (tươi) | kg | - | - |
- Nếp vỏ (tươi) | kg | 5.100 - 5.200 | - |
- Nếp Long An (khô) | kg | - | - |
- Nếp vỏ (khô) | kg | - | - |
Giá gạo |
| Giá bán tại chợ (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Gạo thường | kg | 10.500 - 11.500 | - |
- Gạo Nàng Nhen | kg | 20.000 | - |
- Gạo thơm thái hạt dài | kg | 18.000 - 19.000 | - |
- Gạo thơm Jasmine | kg | 15.000 - 16.000 | - |
- Gạo Hương Lài | kg | 19.000 | - |
- Gạo trắng thông dụng | kg | 14.000 | - |
- Gạo Nàng Hoa | kg | 17.500 | - |
- Gạo Sóc thường | kg | 15.000 | - |
- Gạo Sóc Thái | kg | 18.000 | - |
- Gạo thơm Đài Loan | kg | 20.000 | - |
- Gạo Nhật | kg | 20.000 | - |
- Cám | kg | 7.000 - 7.500 | - |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 31/12 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Tại chợ An Giang, các gạo hôm nay vẫn giữ mức giá cũ trong ngày hôm nay. Theo đó, gạo thường thu mua trong khoảng 10.500 - 11.500 đồng/kg, gạo nàng Nhen ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài tiếp tục giao dịch trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Hương Lài chững lại với giá 19.000 đồng/kg, gạo trắng thông dụng có giá 14.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 15.000 đồng/kg.
Ngành Nông nghiệp vượt 'bão' COVID, đạt nhiều thành tựu nổi bật năm 2021
Năm 2021, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã vượt "bão" COVID-19 và tăng trưởng vượt bậc, đạt "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa đẩy mạnh sản xuất phát triển, phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nhờ việc chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành sản xuất, năm 2021, ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, trong đó nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch đề ra, theo báo Long An.
Cụ thể, cơ cấu cây trồng năm 2021 được chuyển đổi hiệu quả hơn, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là đối với cây trồng chủ lực. Tập trung cải tạo cơ cấu giống, kiểm soát, nâng tỷ lệ sử dụng các giống mới, chất lượng cao.
Sản xuất lúa có sản lượng đạt 43,86 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89%, giá gạo xuất khẩu tăng từ 496 USD/tấn năm 2020 lên 503 USD/tấn năm 2021.
Giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp tăng 2,85% trên hầu hết các lĩnh vực đạt được là nhờ cơ cấu lại ngành nông nghiệp năm 2021 đi vào thực chất, hiệu quả hơn; quy mô và trình độ sản xuất được nâng cao, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy các lợi thế từng vùng, miền, chuyển dịch theo hướng hiện đại. Năm 2021, ngành nông nghiệp đã tiếp tục tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt để thúc đẩy phát triển và cơ cấu lại ngành.
Tổ chức liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp tiếp tục được đổi mới; nhiều mô hình liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã theo chuỗi được triển khai nhân rộng. Năm 2021, thành lập mới 1.250 hợp tác xã nông nghiệp, nâng tổng số lên 78 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp, 19.100 hợp tác xã nông nghiệp; thành lập mới và trở lại hoạt động 1.640 doanh nghiệp, nâng tổng số lên trên 14.000 doanh nghiệp nông nghiệp.
Trong năm 2021, ngành nông nghiệp đã ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy cả ba trục sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tập trung thực hiện kết hợp tài nguyên bản địa, văn hóa truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng; đến hết năm 2021 đã phân hạng và công nhận 5.320 sản phẩm OCOP, tăng 1,66 lần so với năm 2020.