|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 29/9: Quay về xu hướng ổn định, nếp biến động trái chiều

11:56 | 29/09/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 29/9 ghi nhận nếp AG (khô) và nếp Long An (khô) tăng giảm trái chiều 100 - 200 đồng/kg. Canh tác các giống lúa chất lượng cao là xu hướng tất yếu hiện nay, vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa ứng dụng khoa học kỹ thuật, gia tăng giá trị cho người sản xuất và an toàn cho người tiêu dùng.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (29/9) quay trở về xu hướng ổn định, ghi nhận trên nhiều mặt hàng được khảo sát. Cụ thể, IR 50404 đang giữ mức 5.300 - 5.500 đồng/kg, Nàng Hoa 9 tiếp tục giao dịch trong khoảng 5.600 - 5.700 đồng/kg, Đài Thơm 8 đi ngang với giá 5.600 - 5.800 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) có giá bất biến là 11.500 - 12.000 đồng/kg, OM 5451 thu mua tại mốc 5.400 - 5.600 đồng/kg, OM 18 có giá là 5.500 - 5.700 đồng/kg còn lúa Nhật vẫn neo ở mức 7.600 - 7.800 đồng/kg.

Giá nếp hôm nay tại An Giang đã có một số thay đổi nhưng theo hướng trái chiều. Theo đó, nếp AG (khô) hiện có giá là 8.600 - 8.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với hôm qua. Trong khi đó, nếp Long An (khô) giảm 200 đồng/kg xuống còn 8.500 - 8.800 đồng/kg trong hôm nay. Còn nếp Long An (tươi) và nếp AG (tươi) tiếp tục ngừng khảo sát và nếp ruột được ghi nhận với giá 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.300 - 5.500

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa OM 5451

kg

5.400 - 5.600

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.500 - 5.700

-

- Lúa Nhật

Kg

7.600 - 7.800

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.600 - 5.700

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp AG (tươi)

 

-

-

- Nếp AG (khô)

kg

8.600 - 8.800

+100

- Nếp Long An (khô)

kg

8.500 - 8.800

-200

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 7.500

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 29/9 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Giá gạo nguyên liệu hôm nay điều chỉnh tăng từ 50 - 200 đồng/kg. Hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 ở mức 8.700 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; gạo thành phẩm duy trì ổn định ở mức 9.300 đồng/kg, tăng 100 - 200 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm tăng mạnh 500 đồng/kg lên mức 9.100 đồng/kg; giá cám khô 8.250 - 8.300 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang chững lại. Trong đó, gạo thơm Jasmine đang có giá là 15.000 đồng/kg, gạo Sóc thường tiếp tục giữ khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, giá Gạo thường đang là 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và giá cám đang dao động trong khoảng 7.000 - 7.500 đồng/kg.

Ảnh minh họa: Nhã Lam 

Mở rộng diện tích lúa chất lượng cao: Hướng đi bền vững

Là địa phương có diện tích canh tác lúa lớn nhất vùng ĐBSCL, những năm qua, ngành nông nghiệp và nông dân trong tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng lúa chất lượng cao. Trong vụ Thu Đông 2022, diện tích gieo sạ giống lúa chất lượng cao của tỉnh đạt tới 95%, tăng 5% so với vụ năm ngoái. Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, đánh giá cao việc bà con nông dân tổ chức sản xuất giống lúa chất lượng cao, góp phần làm tăng diện tích cánh đồng lớn của tỉnh.

Sản xuất lúa cũng có sự chuyển dịch theo xu hướng thị trường cũng là cách mà nông dân tỉnh Tiền Giang đang áp dụng. Tỷ lệ giống lúa chất lượng cao, lúa thơm chiếm tỷ lệ tới hơn 93%; gần 96% sử dụng giống lúa cấp nguyên chủng, xác nhận trong gieo sạ, theo báo Hậu Giang.

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, ông Nguyễn Văn Mẫn cho rằng, có được kết quả này là nhờ sự linh hoạt theo điều kiện sản xuất thực tế của bà con nông dân. Bên cạnh đó, địa phương cũng khuyến khích nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, thực hiện đa dạng các giải pháp thủy lợi, trữ nước để mang đến những vụ mùa thắng lợi cho bà con nông dân.

Còn tại Hậu Giang, với mục tiêu đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và thị trường xuất khẩu, ngành chức năng cùng người dân trong tỉnh đã và đang đẩy mạnh sản xuất lúa theo hướng chất lượng cao. Hiện tại, diện tích gieo trồng lúa cả năm của tỉnh đạt gần 190.000ha, năng suất trung bình 6,76 tấn/ha, sản lượng hàng năm đạt trên 1,2 triệu tấn.

Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang, cho hay: Nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 35.000ha lúa Thu Đông. Trong đó, gần 15.000ha lúa ở giai đoạn trổ - chín, giai đoạn làm đòng gần 12.000ha. Số còn lại ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh. Về lúa Hè Thu, toàn tỉnh xuống giống gần 76.400ha, hiện đã thu hoạch dứt điểm, với năng suất bình quân đạt 6,35 tấn/ha. Trong đó, huyện Châu Thành A là địa phương đạt năng suất cao nhất, với 6,47 tấn/ha; còn thành phố Vị Thanh là địa phương có năng suất lúa đạt thấp nhất, với 5,76 tấn/ha.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao ngành hàng lúa gạo của vùng ĐBSCL khi hiện nay đã đi vào bài bản, căn cơ hơn so với 10 năm trước. Đặc biệt trước nhiều thách thức của biến đổi khí hậu, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, vùng ĐBSCL đã vượt qua ngoạn mục, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trong nước và phục vụ xuất khẩu. Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống chất lượng cao, nông dân giảm được 1/3 chi phí sản xuất, nhưng không hề giảm năng suất và ít sâu bệnh.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng lưu ý: Trong bối cảnh hiện nay, lúa gạo trở thành hàng hóa cạnh tranh. Xu hướng tăng năng suất đã đạt cực đại, nông dân muốn tăng năng suất hơn nữa không phải dễ và con số năng suất bình quân 6 tấn/ha đáng để nông dân Việt Nam tự hào.

“Trong vụ Đông xuân 2022-2023 tới, bà con nông dân cần cố gắng xuống giống sớm, nhất là phần diện tích hơn 400.000ha ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL để tránh hạn, mặn có thể xảy ra. Thay vì suy nghĩ đến việc nâng cao năng suất, bà con nông dân cần tập trung vào 2 con đường: chất lượng và giảm giá thành sản xuất”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.

Nhã Lam