Giá lúa gạo hôm nay 27/8: Tăng tiếp 50 - 100 đồng/kg với nhiều giống lúa, nếp
Giá lúa gạo hôm nay
Tại An Giang, giá lúa OM 5451 hôm nay (27/8) tiếp tục điều chỉnh tăng thêm 100 đồng lên mức 5.100 - 5.300 đồng/kg sau khi vừa tăng đến 200 đồng vào hôm qua.
Ngoài ra, OM 9582 cũng được nâng giá 100 đồng lên 4.800 - 4.900 đồng/kg
Các loại còn lại duy trì ổn định như lúa IR 50404 giữ ở mức 4.700 - 5.000 đồng/kg, lúa Đài thơm 8 ở mức 5.600 - 5.800 đồng/kg, lúa OM 6976 giá 5.100 - 5.200 đồng/kg, lúa OM 18 tăng 50 đồng lên 5.550 - 5.700 đồng/kg
Nàng hoa 9 giá 6.000 đồng/kg, lúa Nhật giá 7.500 - 7.600 đồng/kg; Nàng Nhen khô 11.500 - 12.000 đồng/kg.
Với các loại nếp như nếp vỏ (tươi)- 3 tháng rưỡi giữ nguyên giá 4.300 - 4.400 đồng/kg trong khi nếp tươi Long An tăng 50 đồng giá 4.500 - 4.700 đồng/kg.
Giá lúa | ĐVT | Giá mua của thương lái (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Lúa Jasmine | kg | - |
|
- Lúa IR 50404 | kg | 4.700 - 5.000 | - |
- Lúa OM 9582 | kg | 4.800 - 4.900 | +100 |
- Lúa Đài thơm 8 | kg | 5.600 - 5.800 | - |
- Lúa OM 5451 | kg | 5.100 - 5.300 | +100 |
- Lúa OM 6976 | kg | 5.100 - 5.200 | - |
- Lúa OM18 | Kg | 5.550 - 5.700 | - |
- Nàng Hoa 9 | kg | 6.000 | - |
- Lúa Nhật (trừ DS1) | kg | 7.500 - 7.600 | - |
- Lúa IR 50404 | kg | - | - |
- Lúa Nàng Nhen (khô) | kg | 11.500 - 12.000 | - |
- Nếp vỏ (tươi)- 3 tháng rưỡi | kg | 4.300 - 4.400 | - |
- Nếp Long An (tươi) | kg | 4.500 - 4.700 | +50 |
- Nếp vỏ (khô) | kg | - |
|
Giá gạo | Giá bán tại chợ (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua | |
- Gạo thường | kg | 11.000 - 11.500 |
|
- Gạo Nàng Nhen | kg | 20.000 |
|
- Gạo thơm thái hạt dài | kg | 17.000 - 18.000 |
|
- Gạo thơm Jasmine | kg | 14.000 - 15.000 |
|
- Gạo Hương Lài | kg | 17.000 |
|
- Gạo trắng thông dụng | kg | 14.000 |
|
- Gạo Nàng Hoa | kg | 16.200 |
|
- Gạo Sóc thường | kg | 13.500 - 14.000 |
|
- Gạo Sóc Thái | kg | 17.000 |
|
- Gạo thơm Đài Loan | kg | 20.000 |
|
- Gạo Nhật | kg | 17.000 |
|
- Nếp ruột | kg | 13.000 - 14.000 |
|
- Cám | kg | 7.500 - 8.000 |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 27/8 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Trong khi đó, giá các loại gạo hôm nay tiếp tục đi ngang. Cụ thể, tại các chợ An Giang, gạo thường 11.000 - 11.500 đồng/kg; gạo nàng Nhen 20.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 16.000 - 18.000 đồng/kg; Jasmine 14.000 - 15.000 đồng/kg; Hương lài 17.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; nàng Hoa 16.200 đồng/kg; Sóc thường 14.000 đồng/kg, gạo Nhật 24.000 đồng/kg và nếp ruột 13.000 - 14.000 đồng/kg.
Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết là qua rà soát mới đây về tình hình canh tác thực tế vụ lúa Hè thu năm nay của nông dân vùng ĐBSCL thì giá thành sản xuất bình quân ở mức 3.728 đồng/kg, tăng 143 đồng/kg so với cùng kỳ.
Trong đó, địa phương có mức bình quân giá thành sản xuất cao nhất là tỉnh Bến Tre với 4.738 đồng/kg, tỉnh có mức thấp nhất là Tiền Giang với 3.076 đồng/kg. Riêng tỉnh Hậu Giang, có mức bình quân giá thành sản xuất đứng thứ 4 của vùng ĐBSCL với 3.326 đồng/kg, tăng 128 đồng/kg so với cùng kỳ.
Xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm đối với doanh nghiệp lúa gạo
Ngày 26/8, tại Hội nghị trực tuyến Giải pháp của ngành Ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành lúa gạo khu vực đồng bằng Sông Cửu long (ĐBSCL), Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết trong thời gian tới ngành Ngân hàng sẽ triển khai nhiều biện pháp để hỗ trợ ngành lúa gạo.
Cụ thể, ngành ngân hàng sẽ mở rộng, tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp để đảm bảo đủ nguồn vốn thu mua, tạm trữ thóc, gạo cho người nông dân trong vụ Hè Thu, tới đây là vụ Thu Đông nhằm góp phần ổn định giá thóc gạo, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa.
Cùng với đó, thực hiện nghiêm túc quy định về trần lãi suất cho vay ngắn hạn nội tệ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó có ngành lúa gạo; tiết giảm mọi chi phí hoạt động không cần thiết để dành nguồn lực giảm lãi suất vay; thực hiện cam kết đồng thuận giảm lãi suất cho vay lên tới 1%/năm trong các tháng cuối năm.
Các ngân hàng chủ động linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở quản lý dòng tiền.
Đồng thời, tiếp tục tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thương nhân kinh doanh, đầu tư, chế biến thóc, gạo, người sản xuất lúa với thời hạn và lãi suất hợp lý; tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng để tạo thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng.
Ngoài ra, chủ động tiếp cận các doanh nghiệp, thương nhân lúa gạo và thỏa thuận các nội dung liên quan theo nguyên tắc tín dụng thương mại, phù hợp quy định pháp luật về cấp tín dụng; phối hợp thực hiện các chương trình truyền thông để người dân, doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ các chính sách, sản phẩm tín dụng ngân hàng...