|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 26/3: Lúa OM 18 tiếp tục giảm từ 100 đồng/kg đến 200 đồng/kg

12:51 | 26/03/2024
Chia sẻ
Ghi nhận thị trường giá lúa gạo hôm nay (26/3) tiếp đà giảm ở một số giống lúa. Đóng góp hơn 90% tổng sản lượng lúa gạo xuất khẩu nhưng Đồng bằng Sông Cửu Long đang phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh nguồn nước, ngập nước, suy thoái vùng.

Giá lúa gạo hôm nay

Ghi nhận tại An Giang cho thấy, giá lúa hôm nay (26/3) tiếp tục giảm ở một số giống lúa.

Theo đó, giá lúa Đài thơm 8 liên tục giảm 100 đồng/kg, rơi xuống còn 7.700 - 7.900 đồng/kg. Tương tự, giá lúa IR 50404 cũng cùng giảm 100 đồng/kg, hiện còn 7.400 - 7.500 đồng/kg.

Song song đó, giá lúa OM 18 đang được thu mua ở mức 7.700 - 7.900 đồng/kg, tiếp tục giảm 100 - 200 đồng/kg. Các thương hiệu còn lại chưa ghi nhận chuyển biến mới.

Cùng thời điểm khảo sát, thị trường giá nếp hôm nay ổn định trở lại. Cụ thể, giá nếp 3 tháng (tươi) và nếp Long An (tươi) đang được bán lần lượt ở mức 7.600 - 7.900 đồng/kg và  7.800 - 8.000 đồng/kg. Hai loại nếp đùm 3 tháng (khô) và nếp Long An (khô) tạm dừng khảo sát hôm nay.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

7.600 - 7.900

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

7.800 - 8.000

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

7.400 - 7.500

-100

- Lúa Đài thơm 8

kg

7.700 - 7.900

-100

- Lúa OM 5451

kg

7.500 - 7.600

-

- Lúa OM 18

kg

7.700 - 7.900

-100 - 200

- Nàng Hoa 9

kg

7.800 - 7.900

-

- Lúa OM 380

Kg

7.500 - 7.600

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

-

-

Giá gạo

ĐVT 

Giá bán tại chợ (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp ruột

kg

16.000 - 18.000

-

- Gạo thường

kg

15.500 - 16.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

26.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

19.000 - 20.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

17.500 - 19.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

21.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

17.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

19.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

19.500

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 26/3 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Cũng tại chợ An Giang, thị trường giá gạo hôm nay lặng sóng. Trong đó, giá gạo thường duy trì ổn định trong khoảng 15.500 - 16.500 đồng/kg. 

 

Tương tự, giá cám hôm nay tiếp tục được thu mua từ 9.000 đồng/kg đến 10.000 đồng/kg.

  Ảnh: Minh Thư 

Nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long đối mặt với nhiều thách thức

Theo Kinh tế nông thôn, Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp hơn 90% tổng sản lượng lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu khi nước ta xếp thứ ba trong số các quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới. Ngoài ra, vùng này cũng là một trong những điểm giàu đa dạng sinh học trên toàn cầu.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, ĐBSCL chiếm phần cuối cùng của lưu vực sông Mê Công với diện tích tự nhiên khoảng 4 triệu ha, trong đó có khoảng 3 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Khu vực này có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng lúa, nuôi thủy sản nước mặn và nước ngọt. Sản lượng nông nghiệp của vùng chiếm trên 50% tổng cả nước, lương thực xuất khẩu chiếm trên 90%, còn cây ăn trái và thủy sản chiếm trên 70%.

Tuy nhiên, sự phát triển bền vững của ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như tác động từ các hoạt động phát triển ở thượng lưu sông Mê Kông; biến đổi khí hậu, nước biển dâng hoạt động phát triển của nội tại trên Đồng bằng. Các tác động trên đã, đang và sẽ dẫn đến các thách thức lớn khác về an ninh nguồn nước, ngập nước, suy thoái vùng,…

Để đối phó với những tác động và thách thức trên, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP vào ngày 17/11/2017, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững của vùng ĐBSCL và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết này mở ra nhiều cơ hội cho vùng này phát triển theo hướng thuận lợi, bằng cách thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất theo hướng thích nghi với biến đổi khí hậu.

Mặc dù đã có sự quan tâm từ một số tổ chức và doanh nghiệp đối với các sản phẩm "thuận lợi", song việc này vẫn chưa đủ và chưa thể khai thác hết tiềm năng của các sản phẩm sinh kế. Một số dự án đầu tư hạ tầng sinh kế được xem như đầu tư công, dẫn đến tỷ lệ vay lại cao, trong khi sinh kế mang theo nhiều rủi ro. Nguy cơ từ biến đổi khí hậu và tình trạng sụt lún đất, xói lở bờ sông, bờ biển, xâm nhập mặn ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp trong vùng.

Các địa phương trong vùng ĐBSCL đề xuất cần có các giải pháp phù hợp, bao gồm huy động nguồn lực từ các thể chế tài chính trong và ngoài nước để triển khai các biện pháp nông nghiệp thuận lợi và các giải pháp công trình phù hợp. Đồng thời, cần liên kết khai thác tốt hơn các cơ chế chính sách hiện có và huy động nguồn lực để thực hiện các biện pháp về chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và triển khai các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải và kinh tế tuần hoàn.

Minh Thư