|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 25/3: Thị trường điều chỉnh tăng 100 - 500 đồng/kg

11:26 | 25/03/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 25/3 tăng rải rác tại một số giống lúa được khảo sát. Với sự vào cuộc của Dự án VnSAT, giờ đây nông dân ĐBSCL đã ý thức được phải sản xuất ra cái thị trường mong muốn, thay vì sản xuất theo cái mình muốn.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (25/3) tăng từ 100 đồng/kg đến 500 đồng/kg trên ba loại lúa là Đài thơm 8, OM 5451 và lúa Nhật. Cụ thể, Đài Thơm tăng 100 đồng/kg lên mức 5.800 - 6.100 đồng/kg. Tương tự, OM 5451 thu mua ở mức 5.700 - 5.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với hôm qua. Cuối cùng là lúa Nhật tăng mạnh 500 đồng/kg lên khoảng 8.000 - 8.500 đồng/kg.

Giá các giống lúa còn lại đi ngang trong ngày hôm nay. Lúa Jasmine tiếp tục có giá 5.700 - 5.900 đồng/kg, Nàng Hoa 9 giao dịch với giá 5.800 - 5.900 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg, OM 380 duy trì giá 5.500 - 5.600 đồng/kg và OM 18 chững lại tại mốc 5.800 - 6.100 đồng/kg.

Theo khảo sát, giá nếp hôm nay không biến động, nếp vỏ (tươi) hiện có giá là 5.450 - 5.600 đồng/kg, nếp Long An (tươi) đang neo tại mốc 5.500 - 5.850 đồng/kg còn nếp ruột tiếp tục có giá thu mua trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

5.700 - 5.900

-

- Lúa IR 50404

kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.800 - 6.100

+100

- Lúa OM 5451

kg

5.700 - 5.800

+100

- Lúa OM 380

kg

5.500 - 5.600

-

- Lúa OM 18

Kg

5.800 - 6.100

-

- Lúa Nhật

Kg

8.000 - 8.500

+500

- Nàng Hoa 9

kg

5.800 - 5.900

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.600

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

5.500 - 5.850

-

- Nếp vỏ (tươi)

kg

5.450 - 5.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.000 - 12.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 25/3 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Giá gạo hôm nay tại chợ An Giang tiếp tục ổn định. Theo đó, Gạo thơm Jasmine vẫn giữ mốc 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo Sóc thường ở mốc 13.500 - 14.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài đi ngang khi thu mua với giá 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo nàng Nhen duy trì ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo Hương Lài chững lại, giữ mức 19.000 đồng/kg và gạo trắng thông dụng đang có giá 14.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay 25/3: Thị trường điều chỉnh tăng 100 - 500 đồng/kg - Ảnh 2.

Nguồn: istockphoto

Nông dân tiếp cận tư duy mới trong canh tác lúa

Gần 7 năm nay, hàng ngàn nông dân trồng lúa ở ĐBSCL rất phấn khởi cuộc “cách mạng” lớn mang tên VnSAT (Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam). Dự án đã giúp nông dân thay đổi lớn trong tập quán sản xuất lúa, thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp truyền thống sang tư duy kinh tế nông nghiệp theo xu thế hiện đại.

Từ đó, đã giúp nông dân ĐBSCL mạnh dạn và chủ động làm ăn liên kết với doanh nghiệp, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào đồng ruộng như: Giảm phân bón, thuốc BVTV, giống và ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ, góp phần tăng lợi nhuận từ 20 - 30% so với canh tác theo truyền thống trước đây.

An Giang là tỉnh sản xuất lúa gạo lớn nhất nhì ở ĐBSCL, mỗi năm cho ra sản lượng lúa khoảng 4,2 triệu tấn. Về năng suất lúa, An Giang luôn đi đầu ở ĐBSCL nhờ nhiều năm qua đã tập trung đẩy mạnh sản xuất lúa theo tiêu chuẩn chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, đặc biệt trong đó có sự hỗ trợ của Dự án VnSAT.

Dự án VnSAT đã đầu tư cơ sở hạ tầng khá kiên cố cho nhiều HTX ở ĐBSCL để phục vụ sản xuất lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và tạo cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ lúa, theo báo Nông nghiệp Việt Nam.

Để thực hiện được liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa nông dân và doanh nghiệp, mấu chốt phải có doanh nghiệp tham gia. Do đó, Dự án VnSAT An Giang và Sở NN&PTNT đã tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc với các doanh nghiệp, lựa chọn các doanh nghiệp có nhu cầu thật sự trong việc xây dựng các vùng nguyên liệu lúa gạo chất lượng cao. Sau đó, hỗ trợ tổ chức nhiều cuộc hội thảo ở cấp huyện, xã và cộng đồng để doanh nghiệp tiếp cận chính quyền địa phương, HTX/tổ hợp tác và nông dân. Doanh nghiệp thực hiện tốt hợp đồng sẽ được nông dân hưởng ứng và tích cực tham gia.

Ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang cho biết: Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh cùng Ban Quản lý Dự án VnSAT luôn đẩy mạnh tập huấn và làm điểm trình diễn nhiều mô hình trồng lúa theo VietGAP, SRP và mở nhiều lớp tập huấn nâng cao năng lực nông dân, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Theo ông Lâm, việc thực hiện tốt các mô hình liên kết ban đầu đã tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn triển khai Dự án VnSAT. Diện tích liên kết sản xuất - tiêu thụ giữa HTX/tổ hợp tác và doanh nghiệp theo hợp đồng tăng lên theo từng vụ. Diện tích hợp đồng sản xuất cao nhất là vụ đông xuân 2019 - 2020 với 6.037 ha, đạt 107% mục tiêu được giao.

Nhã Lam

Bách Hoá Xanh lên tiếng vụ nhập hàng từ cơ sở sản xuất giá đỗ ngâm hoá chất
Bách Hoá Xanh cho biết đã lập tức thu hồi và ngưng bán toàn bộ hàng hóa của nhà cung cấp này cũng như tiến hành kiểm nghiệm lại tất cả sản phẩm giá đỗ đang cung cấp cho chuỗi.