Giá lúa gạo hôm nay 23/9: Thị trường chững lại trong phiên giao dịch cuối tuần
Giá lúa gạo hôm nay
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (23/9) không ghi nhận điều chỉnh mới trong phiên cuối tuần này. Cụ thể, IR 50404 đang có giá là 5.300 - 5.400 đồng/kg, Nàng Hoa 9 duy trì trong khoảng 5.600 - 5.700 đồng/kg, Đài Thơm 8 tiếp tục neo ở mức 5.600 - 5.800 đồng/kg, OM 5451 đang giao dịch với giá 5.400 - 5.500 đồng/kg, OM 18 giữ mức 5.600 - 5.800 đồng/kg và lúa Nhật vẫn neo ở mốc 7.600 - 7.800 đồng/kg.
Giá nếp hôm nay ổn định trở lại, nếp AG (khô) giữ mức 8.600 - 8.700 đồng/kg, nếp Long An (khô) được ghi nhận với giá 8.500 - 9.000 đồng/kg và nếp ruột đang thu mua với giá 14.000 - 15.000 đồng/kg.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Lúa Jasmine |
kg |
- |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
5.300 - 5.400 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
kg |
5.600 - 5.800 |
- |
- Lúa OM 5451 |
kg |
5.400 - 5.500 |
- |
- Lúa OM 380 |
kg |
- |
- |
- Lúa OM 18 |
Kg |
5.600 - 5.800 |
- |
- Lúa Nhật |
Kg |
7.600 - 7.800 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
5.600 - 5.700 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
- |
- |
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
11.500 - 12.000 |
- |
- Nếp ruột |
kg |
14.000 - 15.000 |
- |
- Nếp Long An (tươi) |
kg |
- |
- |
- Nếp AG (tươi) |
- |
- |
|
- Nếp AG (khô) |
kg |
8.600 - 8.700 |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
8.500 - 9.000 |
- |
Giá gạo |
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
|
- Gạo thường |
kg |
11.500 - 12.500 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
18.000 - 19.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
15.000 - 16.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
19.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
14.000 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
17.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
13.500 - 14.500 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
20.000 |
- |
- Cám |
kg |
7.000 - 7.500 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 23/9 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Giá gạo nguyên liệu hôm nay đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng. Cụ thể, gạo nguyên liệu duy trì quanh mốc 8.450 – 8.550 đồng/kg. Tương tự, gạo thành phẩm ổn định ở mức 9.100 – 9.200 đồng/kg.
Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang tiếp tục chững lại. Theo đó, gạo thơm Jasmine giữ giá 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo Sóc thường tiếp tục giữ khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, giá Gạo thường đang là 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và giá cám đang dao động trong khoảng 7.000 - 7.500 đồng/kg.
Cơ giới hóa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật - khâu yếu cần thúc đẩy
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất, sản lượng lúa. Tuy nhiên, thói quen sử dụng thuốc BVTV chưa đúng, sử dụng "quá tay" đã ảnh hưởng tới chất lượng hàng xuất khẩu, sức khỏe cộng đồng và môi trường, theo báo Nông nghiệp Việt Nam.
Nguyên nhân của tình trạng này, theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Khoa (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) chỉ ra là do tâm lý nóng vội, mong muốn diệt trừ sâu bệnh hại nhanh, dẫn đến nông dân sử dụng thuốc BVTV quá liều. Hơn nữa, bà con còn thiếu kinh nghiệm nhận biết về đặc tính của dịch hại, chu kỳ phát triển của sâu bệnh. Đặc biệt, các quy định về dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm theo yêu cầu từ các thị trường nhập khẩu gạo bà con nông dân vẫn chưa nắm rõ.
Để nâng cao chất lượng, giá trị và vị thế của hạt gạo Việt Nam, vấn đề kiểm soát việc sử dụng thuốc BVTV trên tinh thần trách nhiệm, an toàn, hiệu quả được đưa ra bàn luận thẳng thắn tại hội thảo mới đây về giải pháp bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả trong sản xuất lúa gạo. Chương trình do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tại tỉnh Vĩnh Long.
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã xây dựng nhiều chương trình nâng cao trách nhiệm sử dụng vật tư đầu vào thông qua các hoạt động khuyến nông. Điển hình như: Xây dựng mô hình sản xuất lúa theo VietGAP, sản xuất lúa hữu cơ, sản xuất lúa thông minh, áp dụng "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm" trong sản xuất lúa để người dân học tập và làm theo.
Bên cạnh đó là các hoạt động ứng dụng cơ giới hóa để san phẳng đồng ruộng điều khiển bằng laser, phun nấm Trichoderma bằng máy và cày vùi rơm rạ, sử dụng máy bay không người lái phun thuốc BVTV, kiểm soát cỏ dại bằng thuốc BVTV tích hợp với máy sạ cụm,... Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo huấn luyện, truyền thông đến nông dân những hiệu quả, tác dụng của những giải pháp công nghệ.
Theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hiện nay một số khâu trong sản xuất lúa đã được nông dân thực hiện cơ giới hóa tương đối tốt. Đối với khâu gieo cấy, nếu áp dụng cơ giới hóa đồng bộ sẽ góp phần giảm được chi phí, cách ly được nông dân với thuốc BVTV, giúp nông dân tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc.