|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 10/8: Biến động trái chiều ở một số giống lúa, nếp

11:41 | 10/08/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 10/8 có một số điều chỉnh mới khi tăng - giảm từ 50 đồng/kg đến 100 đồng/kg tại 4 mặt hàng trong bảng khảo sát. Hiện nay, nông dân tỉnh Long An tập trung thu hoạch vụ lúa Hè Thu, chuẩn bị xuống giống vụ lúa Thu Đông theo kế hoạch. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến khá phức tạp, người dân và ngành chức năng dự báo vụ lúa này sẽ gặp không ít khó khăn.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (10/8) tăng 50 - 100 đồng/kg trên ba mặt hàng là IR50404, Đài Thơm 8, IR5451. Theo đó, IR 50404 đang thu mua với giá 5.300 - 5.500 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg so với hôm qua. Sau khi tăng 100 đồng/kg, lúa OM 5451 dao động trong khoảng 5.500 - 5.700 đồng/kg. Còn Đài Thơm 8, thương lái đang thu mua với giá 5.700 - 5.900 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg trong hôm nay.

Các mặt hàng còn lại tiếp tục giữ nguyên mức giá cũ. Cụ thể, lúa IR 50404 (khô) đang có giá là 6.500 đồng/kg, Nàng Hoa 9 neo trong khoảng 5.700 - 5.800 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg, OM 18 đang được thu mua với giá 5.800 - 5.950 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 7.000 - 7.200 đồng/kg.

Giá nếp hôm nay giảm nhẹ 100 đồng/kg đối với mặt hàng nếp Long An (tươi), hiện giá giao dịch đã được điều chỉnh về mức 6.200 - 6.300 đồng/kg. Các loại nếp khác như nếp AG (tươi) (5.800 - 6.000 đồng/kg), nếp AG (khô) (7.500 - 7.600 đồng/kg) và nếp ruột (14.000 - 15.000 đồng/kg) duy trì đi ngang trong ngày.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.300 - 5.500

+50

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.700 - 5.900

+100

- Lúa OM 5451

kg

5.500 - 5.700

+100

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.800 - 5.950

-

- Lúa ST 24

Kg

-

 

- Lúa Nhật

Kg

7.000 - 7.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.700 - 5.800

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

6.200 - 6.300

-100

- Nếp AG (tươi)

 

5.800 - 6.000

-

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 10/8 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu không biến động. Hiện giá gạo nguyên liệu ở mức 8.150 - 8.250 đồng/kg. Giá gạo thành phẩm tiếp tục duy trì ổn định ở mức 8.650 - 8.750 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá ổn định. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.500 - 8.600 đồng/kg; cám khô 8.500 - 8.550 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang chưa ghi nhận thay đổi mới trong ngày. Theo đó, giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo thơm Jasmine có giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám với giá là 7.500 - 8.000 đồng/kg.

Ảnh minh họa: Nhã Lam 

 

Các huyện phía Nam tập trung sản xuất vụ lúa Thu Đông

Để chuẩn bị cho mùa vụ, khâu chọn giống rất quan trọng, quyết định một phần đến thắng lợi. Đang tháo nước chuẩn bị gieo sạ vụ Thu Đông, ông Trần Văn Sỹ, ngụ xã Long Sơn, huyện Cần Đước, cho biết: “Gia đình tôi sản xuất 0,3ha lúa, đã chuẩn bị xong nguồn lúa giống và đang kiểm tra độ ẩm, tỷ lệ hạt lép trong giống để chờ ngày gieo sạ. Vụ này, gia đình tôi chọn giống OM 4900 vì chất lượng lúa tốt, năng suất cao, giá bán cao hơn một số loại lúa khác. Ngoài ra, giống lúa này còn có khả năng chống chọi với sâu, bệnh tương đối tốt”.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Lượm, ngụ xã Bình Tịnh, huyện Tân Trụ, chia sẻ: “Gia đình tôi đang chuẩn bị xuống giống 0,8ha lúa Thu Đông. Ngay từ đầu vụ, tôi tập trung làm đất, thực hiện đúng theo lịch thời vụ và khuyến cáo của ngành Nông nghiệp để mong đạt kết quả tốt”.

Vụ lúa Thu Đông quyết định rất lớn đến sản lượng lúa cả năm của tỉnh. Vì vậy, ngoài việc bảo đảm diện tích, năng suất, sản lượng thì cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tổng hợp nhằm gia tăng chất lượng lúa, gạo, theo báo Long An.

Theo Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh, vụ lúa Thu Đông, toàn tỉnh phấn đấu xuống giống khoảng 57.300ha. Tại một số địa phương, nông dân đã xuống giống sớm với diện tích hơn 36.335ha; hiện các trà lúa ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh.

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân nên căn cứ diễn biến rầy nâu, kết hợp với chế độ thủy văn để dự kiến lịch thời vụ xuống giống vụ lúa Thu Đông 2022 bảo đảm né rầy và hạn chế chi phí đầu vụ. Đối với những diện tích lúa Hè Thu đã thu hoạch, cần vệ sinh đồng ruộng, cày ải phơi đất và bảo đảm thời gian cách ly giữa 2 vụ ít nhất 20 ngày nhằm cắt đứt nguồn lưu tồn sâu, bệnh cho lúa Thu Đông.

Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh, ông Nguyễn Văn Cường khuyến cáo, nông dân cần thường xuyên theo dõi diễn biến của rầy di trú, tình hình nhiễm bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá trên trà lúa giai đoạn trổ chín ở các khu vực lân cận để có kế hoạch xuống giống lúa Thu Đông tập trung theo từng khu vực, kiên quyết không xuống giống trong khu vực có lúa nhiễm bệnh chưa thu hoạch, hạn chế thấp nhất lây lan và phát sinh, phát triển của bệnh. 

Song song đó, nông dân cần áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý nước hợp lý để lúa sinh trưởng và phát triển tốt, tăng sức chống chịu với điều kiện sâu, bệnh hại, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. Ngoài ra, để bảo vệ lúa trước các đối tượng dịch hại, nông dân cần tích cực thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm các đối tượng sâu, bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

Nhã Lam

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.