|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 9/8: Đi ngang trên diện rộng, gạo nguyên liệu chững giá

12:23 | 09/08/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 9/8 trở lại ổn định sau phiên điều chỉnh trái chiều. Vào thời điểm này, nông dân tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đang tất bật thu hoạch rộ vụ lúa Hè Thu 2022. Theo ghi nhận, do chi phí đầu tư cao nên nông dân có lãi thấp, thậm chí không có lãi.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (9/8) chững lại. Theo đó, IR 50404 đang thu mua với giá 5.300 - 5.450 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) đang có giá là 6.500 đồng/kg, Nàng Hoa 9 neo trong khoảng 5.700 - 5.800 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg,  OM 5451 dao động trong khoảng 5.500 - 5.600 đồng/kg, OM 18 đang được thu mua với giá 5.800 - 5.950 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 7.000 - 7.200 đồng/kg.

Giá nếp hôm nay tiếp tục thu mua với mức giá cũ. Cụ thể, nếp AG (tươi) có giá từ 5.800 - 6.000 đồng/kg, nếp Long An (tươi) duy trì giao dịch với giá 6.200 - 6.400 đồng/kg, nếp AG (khô) vẫn giữ nguyên khoảng 7.500 - 7.600 đồng/kg và nếp ruột có giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.300 - 5.450

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.600 - 5.900

-

- Lúa OM 5451

kg

5.500 - 5.600

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.800 - 5.950

-

- Lúa ST 24

Kg

-

 

- Lúa Nhật

Kg

7.000 - 7.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.700 - 5.800

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

6.200 - 6.400

-

- Nếp AG (tươi)

 

5.800 - 6.000

-

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 9/8 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh tăng. Hiện giá gạo nguyên liệu ở mức 8.150 - 8.250 đồng/kg. Giá gạo thành phẩm tiếp tục duy trì ổn định ở mức 8.650 - 8.750 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá ổn định. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.500 - 8.600 đồng/kg; cám khô 8.500 - 8.550 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang ổn định. Theo đó, giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo thơm Jasmine có giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám với giá là 7.500 - 8.000 đồng/kg.

 Ảnh minh họa: Nhã Lam 

 

Để vụ lúa Thu Đông nông dân có thể "ăn chắc"

Những năm gần đây, nhờ hệ thống thủy lợi từng bước hoàn chỉnh và các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng mạnh mẽ, nên nhìn chung sản xuất vụ lúa Thu Đông ở tỉnh ta càng thuận lợi hơn, nhất là tình hình lũ năm nay được dự báo ít rủi ro hơn, theo báo Vĩnh Long.

Theo nhận định của Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam (thuộc Bộ NN&PTNT), lũ đầu vụ ở vùng ĐBSCL không cao, đến cuối tháng 7, mực nước lớn nhất đầu nguồn sông Cửu Long ở mức 2,3m tại trạm Tân Châu (phía sông Tiền) và 1,9m tại trạm Châu Đốc (phía sông Hậu).

Ở hạ nguồn, tại Cần Thơ mực nước lớn nhất đạt 1,56m, tại Mỹ Thuận đạt 1,54m. Còn mực nước lũ nội đồng được ở mức từ 1,4- 3m, tập trung ở các địa phương đầu nguồn như: huyện An Phú, thị xã Tân Châu, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) và huyện Hồng Ngự, TP Hồng Ngự, huyện Tân Hồng (tỉnh Đồng Tháp).

Để giúp vụ lúa đạt kết quả tốt, nông dân cần tăng cường sử dụng giống lúa cực sớm (dưới 90 ngày) thay cho lúa dài ngày để rút ngắn chu kỳ sản xuất của một vụ lúa. Giống lúa này tuy lai tạo khó khăn nhưng thực tế toàn vùng ĐBSCL đã phát triển trên hàng chục ngàn héc ta.

Đồng thời với giải pháp này, cần thực hiện các biện pháp canh tác hỗ trợ như sử dụng máy nông nghiệp vào các khâu sản xuất thay cho thủ công (như máy cày, máy xới, máy sạ hàng, máy cấy lúa, máy cắt xếp dải, máy gặt đập liên hợp, máy sấy và máy bơm nước); thực hiện tốt các hình thức canh tác, như xuống giống đồng loạt từng khu vực, cơ cấu giống, chế độ bón phân hợp lý và đặc biệt là kiểm soát, phòng trị tốt sâu hại, dịch bệnh...do điều kiện mưa, nắng thất thường, ẩm độ cao.

Từ vụ Hè Thu sang Thu Đông cần có thời gian giãn cách và làm đất, vệ sinh đồng ruộng thật tốt, tiêu hủy nguồn bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, tiêu hủy rơm rạ hoặc sử dụng các hoạt chất phân hủy rơm rạ để hạn chế ngộ độc hữu cơ. Sử dụng phân bón trong vụ Thu Đông ngoài việc cung cấp dinh dưỡng đa lượng phải lưu ý đến việc bổ sung canxi và silic cho lúa để tăng cường tính chống chịu trong điều kiện mưa bão.

Đi đôi với tăng diện tích, sản lượng lúa, các nhà khoa học ở Viện Lúa ĐBSCL còn cho rằng, cần chú ý các giải pháp nâng cao chất lượng lúa gạo, trong đó biện pháp giống là chủ đạo, cần khuyến cáo nông dân sử dụng giống có thời gian sinh trưởng ngắn, kháng được sâu bệnh, tiêu chuẩn giống ít nhất đạt tiêu chuẩn cấp xác nhận và có phẩm chất gạo tốt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Nhã Lam