|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá heo giảm kìm hãm nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc

09:00 | 20/05/2018
Chia sẻ
Số liệu từ Ủy ban Phát triển Nông nghiệp và Trồng trọt (AHDB) của Anh cho biết, trong quý I, nhập khẩu thịt heo của Trung Quốc đã giảm 10% so với cùng kỳ năm 2017. 

Theo đó, 324.000 tấn thịt heo đông lạnh (giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái) và 271.300 tấn nội tạng (giảm 15%) đã được nhập khẩu trong quý I.

Xem xét từng nhà cung cấp, nhu cầu đối với các lô hàng của Liên minh châu Âu (EU) ghi nhận sụt giảm nhiều nhất. Nhìn chung, nhập khẩu thịt heo từ EU giảm 14% còn 58.800 tấn, khiến thị phần của khu vực giảm 2 điểm %. Trong khi, nhập khẩu thịt heo từ Mỹ giảm 11% xuống 13.700 tấn, còn từ Canada giảm 9% xuống 6.500 tấn. Ngược lại, nguồn cung từ Brazil đã tăng gần 8.000 tấn.

gia heo giam kim ham nhu cau nhap khau cua trung quoc

Sự suy giảm về nhập khẩu phản ánh giá heo nội địa thấp đã nều rõ đặc điểm thị trường Trung Quốc trong đầu năm 2018. Giá đã giảm kể từ tháng 1, và trong tuần tính đến hết ngày 25/4 giá heo trung bình đạt 10,71 nhân dân tệ/kg, mức giá thấp nhất kể từ năm 2013. Ngược lại, năm ngoái giá heo hơi trong cùng thời kỳ trung bình đạt 15,57 nhân dân tệ/kg, và năm 2016 ở mức 20,03 nhân dân tệ/kg. Như vậy, có khả năng nhiều nhà sản xuất đang trong tình trạng thua lỗ.

Đà giảm của giá heo đã chậm lại một chút sau khi chính phủ Trung Quốc thông báo tăng thêm 25% thuế nhập khẩu đối với thịt heo nhập khẩu từ Mỹ vào ngày 2/4. Tuy nhiên, nhìn chung giá tiếp tục xu hướng giảm, cho thấy nguồn cung trên thị trường tiếp tục vượt cầu.

Tình trạng thừa cung có khả năng là bởi sự tăng trưởng trong sản xuất vượt quá mức nhu cầu của người tiêu dùng. Trong năm 2017, các ước tính mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy sản lượng thịt heo của Trung Quốc tăng khoảng 1% và dự kiến tăng trưởng 2% cho năm 2018 (tương đương tăng khoảng 1,3 triệu tấn). Điều này phản ánh kế hoạch mở rộng các trang trại quy mô lớn trước đó, với năng suốt tăng thêm dự kiến sẽ cho kết quả trong năm nay. Tuy nhiên, tỷ lệ dự báo mở rộng thấp hơn so với trước đây, với giá heo suy giảm khiến các hộ chăn nuôi nhỏ hơn rời khỏi ngành.

gia heo giam kim ham nhu cau nhap khau cua trung quoc
Ảnh minh họa.

Trong khi đó, tăng trưởng nhu cầu thịt heo tại Trung Quốc đang bắt đầu chậm lại. Trong khi thịt lợn vẫn là loại thịt chủ yếu đối với hầu hết người tiêu dùng Trung Quốc, sự cạnh tranh từ thịt bò, thịt cừu và hải sản ngày càng tăng. Ở các thành phố hiện đại nhất, tiêu thụ thịt heo được báo cáo đang đạt mức bão hòa. Tương tự như các nước phương Tây, người tiêu dùng ngày càng chuyển sang hải sản và gia cầm, loại thực phẩm được cho là tốt hơn cho sức khỏe. Mặc dù vậy, tiêu thụ thịt heo của Trung Quốc vẫn được dự đoán sẽ tăng 2% trong năm nay, phần lớn là phù hợp với sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất nội địa, nhưng điều này được kỳ vọng sẽ được hỗ trợ bởi giá thịt heo giảm.

Vì giá thịt heo trong nước được dự đoán vẫn ở mức thấp, với mức tiêu thụ bão hòa, có vẻ như khối lượng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ giảm trong năm nay. Dự báo mới nhất từ USDA cho thấy, lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến giảm 6% vào năm 2018.

Trong năm 2017, Mỹ chiếm khoảng 14% thị trường nhập khẩu thịt heo của Trung Quốc. Với sản phẩm của họ hiện chịu thiệt thòi bởi một mức thuế bổ sung 25%, có thể vẫn còn chỗ cho các nước khác tăng xuất khẩu thịt heo vào Trung Quốc nếu thuế quan vẫn được giữ. Nếu nhập khẩu thịt heo của Mỹ giảm xuống còn 25% trong năm 2017, với tất cả các lô hàng khác vẫn ổn định, nhập khẩu thịt heo của Trung Quốc sẽ giảm hơn 10%. Thị phần của Mỹ thậm chí còn lớn hơn đối với sản phẩm nội tạng (20% tổng lượng nhập khẩu), nghĩa là khối lượng nhập khẩu sẽ giảm hơn 22% nếu các lô hàng của Mỹ giảm xuống còn 1/4. Brazil có khả năng sẽ tiếp tục ghi nhận những kỷ lục mới, theo sau sự mất mát của thị trường Nga, mặc dù có thể có một số cơ hội cho EU tăng xuất khẩu khi sản xuất của họ mở rộng.

Rõ ràng vẫn chưa chắc chắn thị trường Trung Quốc sẽ diễn ra như thế nào trong năm nay. Các cuộc đàm phán khác có thể cho thấy tranh chấp thương mại đã được giải quyết, hoặc căng thẳng tiếp tục leo thang với Trung Quốc áp thuế quan lên các sản phẩm khác, gồm đậu nành.

Xem thêm

Lyly Cao

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.