Xuất khẩu nhiều mặt hàng gạo của Ấn Độ ghi nhận xu hướng tăng trưởng mạnh trong bối cảnh nhu cầu thế giới cao do lo ngại đứt gãy chuỗi cung ứng lương thực do ảnh hưởng bởi căng thẳng Nga - Ukraine và hiệu ứng thời tiết cực đoan El Nino.
Giá gạo cao dẫn đến nhu cầu cây giống và nguyên vật liệu khác cho các vụ gieo trồng sắp tới tăng cao. Do đó, biên lợi nhuận gộp của một số doanh nghiệp gạo sẽ giảm theo quý và duy trì ổn định theo năm. Ngoài ra , nhiều doanh nghiệp đang tìm thêm nguồn tài chính để mở rộng đầu tư vụ Thu Đông, có thể đẩy chi phí lãi vay lên cao bất chấp chính sách nới lỏng của NHNN.
Do nguồn cung khan hiếm và làn sóng tích trữ diễn ra mạnh mẽ, Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Gạo Thái Lan duy trì mục tiêu xuất khẩu năm 2023 ở mức 8,5 triệu tấn, đồng thời nhận định nước này khó có thể tận dụng lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ.
Lệnh cấm xuất khẩu chỉ đơn giản là phản tác dụng về mặt giải quyết hiệu quả lạm phát trong nước. Thay vào đó, chính phủ nên dùng đến nguồn hàng ngũ cốc từ các kho dự trữ, như đã từng làm trước đây để xoa dịu nỗi lo lạm phát, hoặc mở rộng mạng lưới an toàn cho người tiêu dùng thu nhập thấp.
Ở bối cảnh hiện tại, giá gạo tăng hàng ngày và đây là thời cơ cải thiện thu nhập rất lớn. Bên cạnh đó, chi phí trồng lúa đã giảm được 20 - 25% do ứng dụng quy trình canh tác mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật, tiết kiệm nước, giống, phân bón
Mới đây, Bộ Công Thương ban hành chỉ thị về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay.
Lượng gạo dành cho xuất khẩu năm 2023 khoảng trên 7,5 triệu tấn. Như vậy, dư địa cho xuất khẩu gạo 5 tháng cuối năm còn khoảng 2,7 triệu tấn. Trong bối cảnh thị trường gạo có nhiều biến động, hàng tồn kho của các doanh nghiệp gạo tính tại thời điểm cuối quý II biến động trái chiều.
Tính đến ngày 1/8, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt trung bình 590 USD/tấn, mức giá cao nhất trong 11 năm qua, tăng khoảng 80 USD so với tháng trước, thấp hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan khoảng 35 USD/tấn.
Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đang lo lắng về thông báo của Ấn Độ về việc cấm xuất khẩu gạo trắng thường (phi basmati) có hiệu lực từ ngày 20/7, đồng thời cho rằng động thái này có thể tác động đến ngành gạo của Thái Lan, dẫn đến giá nội địa có thể tăng 10%.
Ngày 20/7, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ đã ra thông báo số 20/2023 về việc cấm xuất khẩu tất cả loại gạo trắng thường (phi Basmati), quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Việc Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế hoạt động xuất khẩu gạo sẽ tác động đến thị trường thương mại gạo toàn cầu.
VFA cho rằng Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nên bất kỳ động thái nào của họ về gạo cũng đều ảnh hưởng đến tình hình lương thực toàn cầu. Do vậy, sắp tới đây khả năng giá gạo trong nước sẽ tăng lên nhưng tăng lên mức độ nào còn tùy thuộc vào tình hình sản xuất và thu hoạch từ nay đến cuối năm.
Một trong những nguyên nhân lớn khiến gạo Việt Nam vẫn chưa dùng hết hạn ngạch ưu đãi thuế quan theo hiệp định EVFTA là do vấn đề về thương hiệu. Bên cạnh đó, chi phí logistics tăng quá cao khiến lợi nhuận của doanh nghiệp bị bào mòn.
Giá gạo xuất khẩu ở Ấn Độ tăng cao trong tuần này vì nhu cầu mạnh mẽ từ các quốc gia châu Á khác, trong khi mức giá cao của gạo Thái Lan làm giảm nhu cầu đối với mặt hàng chủ lực của nước này.
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm lần đầu tiên trong bốn tuần vì một khoản trợ cấp của chính phủ cho hoạt động bán hàng ở nước ngoài khiến các nhà giao dịch giảm giá bán, trong khi nhu cầu thấp từ Trung Quốc đã gây áp lực lên thị trường Việt Nam.
Năm 2024 đánh dấu hàng loạt dự án có chuyển biến tích cực như việc: Đưa vào vận hành metro số 1 TP HCM, đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội hay chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam.