Để đảm bảo nguồn cung điện cho năm 2024, Thường trực Chính phủ cho rằng ngoài việc sử dụng tối đa các nguồn điện trong nước, các bộ quản lý có thể tính toán phương án mua điện trực tiếp từ Lào, Trung Quốc, tuy nhiên cần phải dự báo chính xác.
PGS.TS. Bùi Xuân Hồi, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc, cho rằng ngành điện Việt Nam có tình trạng thừa công suất nhưng vẫn thiếu điện do nguồn đưa vào sử dụng không đúng kỳ vọng và kịch bản quy hoạch.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng cần nghiên cứu biểu giá bán lẻ hiệu quả hơn. Nhiệt điện và thủy điện cần có biểu giá cao để bù đắp cho năng lượng tái tạo khi thực hiện cơ chế tự sản, tự tiêu hoặc huy động nguồn năng lượng tái tạo.
Nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng cao, tình hình thủy văn, biến đổi khí hậu diễn biến khó lường,… là những thách thức không nhỏ trong công tác cung ứng điện năm 2024.
EVN cho biết giá bán lẻ điện tăng 3% từ ngày 4/5, giúp doanh thu tăng thêm khoảng 8.000 tỷ đồng, song cũng chỉ giải quyết được một phần khó khăn. Tập đoàn vẫn gặp khó trong cân bằng tài chính.
Bộ Công Thương vừa có Công văn số 202/BC-BCT ngày 24/10/2023 báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động mua bán điện trực tiếp giữa hai bên.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Bộ Công Thương hoàn thiện hồ sơ dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 24 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/11.
Thủ tướng đã phê duyệt đầu tư dự án đường dây 500kV Nhà máy nhiệt điện Nam Định I - Thanh Hóa với tổng vốn 3.087 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 30%, còn lại là vay các ngân hàng thương mại.
Cục Điều tiết Điện lực cho biết EVN không còn độc quyền nắm giữ toàn bộ nguồn điện và khâu sản xuất điện như trước năm 2006, hiện tỷ lệ nắm giữ trực tiếp và gián tiếp của đơn vị này khoảng 37%.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN cho biết tăng trưởng phụ tải điện cơ sở năm 2024 ở mức 8,96%. Hai kịch bản lưu lượng nước về, bình thường - tần suất nước về 65% và cực đoan - tần suất nước về 90%.
Bộ Công Thương cho biết đầu tư cho hệ thống nguồn và lưới điện đến năm 2030 cần khoảng 134,7 tỷ USD, trong đó phân bổ giai đoạn 2021-2025 là 57,1 tỷ USD và 2026-2030 là 77,6 tỷ USD.
Bộ Công Thương vừa đề xuất Chính phủ rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 6 tháng/lần xuống 3 tháng/lần nhằm hạn chế tác động đến cân bằng tài chính của EVN, đồng thời đưa giá điện thích ứng với thông số đầu vào theo thị trường.
Nguy cơ thiếu điện đến năm 2050 đã hiện hữu do nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu ngày càng lớn.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình phương án điều chỉnh giá trước ngày 25/10.
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận ngân hàng tiếp tục có sự phân hoá trong quý IV. Ba ngân hàng OCB, TPBank, VPBank được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ba chữ số trong khi 5 nhà băng có lợi nhuận giảm.