Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Bộ Công Thương hoàn thiện hồ sơ dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 24 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/11.
Thủ tướng đã phê duyệt đầu tư dự án đường dây 500kV Nhà máy nhiệt điện Nam Định I - Thanh Hóa với tổng vốn 3.087 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 30%, còn lại là vay các ngân hàng thương mại.
Cục Điều tiết Điện lực cho biết EVN không còn độc quyền nắm giữ toàn bộ nguồn điện và khâu sản xuất điện như trước năm 2006, hiện tỷ lệ nắm giữ trực tiếp và gián tiếp của đơn vị này khoảng 37%.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN cho biết tăng trưởng phụ tải điện cơ sở năm 2024 ở mức 8,96%. Hai kịch bản lưu lượng nước về, bình thường - tần suất nước về 65% và cực đoan - tần suất nước về 90%.
Bộ Công Thương cho biết đầu tư cho hệ thống nguồn và lưới điện đến năm 2030 cần khoảng 134,7 tỷ USD, trong đó phân bổ giai đoạn 2021-2025 là 57,1 tỷ USD và 2026-2030 là 77,6 tỷ USD.
Bộ Công Thương vừa đề xuất Chính phủ rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 6 tháng/lần xuống 3 tháng/lần nhằm hạn chế tác động đến cân bằng tài chính của EVN, đồng thời đưa giá điện thích ứng với thông số đầu vào theo thị trường.
Nguy cơ thiếu điện đến năm 2050 đã hiện hữu do nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu ngày càng lớn.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình phương án điều chỉnh giá trước ngày 25/10.
Nhà máy điện gió Thanh Phong giai đoạn 1, công suất 29,7 MW do CTCP Năng lượng Ecowin làm chủ đầu tư là dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp thứ 21 đã hoàn thành thủ tục phát điện lên lưới.
Căn cứ khung giá phát điện được Bộ Công Thương phê duyệt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và đơn vị phát điện đàm phán giá mua bán điện trên cơ sở tuân thủ quy định về phương pháp xác định giá phát điện và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ngày hôm nay 29/9 đã có Công điện 6718/CĐ-BCT về việc đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và các năm tiếp theo.
Sau khi A0 chuyển thành NSMO, việc cân đối và thu xếp vốn trong giai đoạn đầu sẽ khó khăn. Do vậy, Bộ Công Thương đề xuất mức vốn điều lệ phù hợp khoảng 4.296 tỷ đồng nhằm đảm bảo các dự án trọng điểm, hoạt động của doanh nghiệp không bị gián đoạn.
Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết giá bán điện cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo có thể lên đến 7.000 đồng/kWh vì chi phí lớn, tuy nhiên, hiện nay tập đoàn chỉ bán với mức giá từ 1.900 đồng/kWh.
EVN đang cấp vốn vay cho A0 qua hai khoản vay thuộc hiệp định vay của Ngân hàng Thế giới, tổng mức gần 3 triệu USD. Theo quy định về quản lý nợ công, EVN có thể chuyển giao nghĩa vụ nợ cho A0 khi có sự chấp thuận của Thủ tướng.
Bộ Công Thương đã gửi công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên. Dự kiến Bộ trưởng Công Thương sẽ điện đàm với Mỹ liên quan đến vấn đề này trong thời gian tới.