|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Chất thải từ tấm pin mặt trời đang trở thành một vấn đề lớn

15:29 | 18/02/2024
Chia sẻ
Theo trang Oilprice, ặc dù độ bền lên tới hàng chục năm nhưng giống mọi thứ khác, pin năng lượng mặt trời cũng sẽ đến lúc hết hạn sử dụng. Khi đó, câu hỏi đặt ra là cần xử lý chúng thế nào để ít gây thiệt hại nhất cho môi trường?

 Ngoài các thành phần có khả năng gây nguy hiểm cho con người như chì và cadmium, các tấm pin mặt trời còn sử dụng nhiều loại vật liệu khác như thủy tinh, nhôm và silicon. Một số vật liệu này có thể gây ra mối đe dọa cho môi trường nếu không được xử lý đúng cách. 

Để giải quyết vấn đề này, nhiều quốc gia và khu vực đã đưa ra luật và tiêu chuẩn liên quan đến việc thải bỏ các tấm pin mặt trời một cách thích hợp. Ví dụ, chỉ thị về Chất thải Điện và Điện tử (WEEE) của Liên minh Châu Âu đưa ra các hướng dẫn chính xác về việc thu thập, xử lý, tái chế và thu hồi các tấm pin mặt trời .

Trong khi đó, Đạo luật Phục hồi và Bảo tồn Tài nguyên Mỹ (RCRA) quy định việc xử lý và tiêu hủy nhiều chất thải nguy hại, trong đó có một số loại tấm pin mặt trời.

 

Nhiều quốc gia và khu vực yêu cầu tái chế tấm pin mặt trời để đảm bảo xử lý đúng cách, thu hồi các vật liệu có giá trị và giảm thiểu lượng rác thải được đổ vào các bãi chôn lấp. Vì lý do này, những tổ chức lắp đặt và bảo trì hệ thống pin mặt trời phải hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo xử lý phù hợp.

 

Tuy nhiên, bất chấp các nước đã đưa ra quy định, dữ liệu chỉ ra rằng chưa đến 10% số tấm pin đã ngừng hoạt động ở Mỹ được tái chế . Tương tự như vậy, tỷ lệ tái chế các tấm pin mặt trời ở Liên minh Châu Âu là khoảng 10%, mặc dù luật pháp EU quy định các nhà sản xuất tấm pin mặt trời phải thu hồi tối thiểu 80% khối lượng của mỗi tấm pin. Tệ hơn nữa, các nỗ lực tái chế tấm pin mặt trời vẫn còn ở giai đoạn đầu và có thể tiến triển không đủ nhanh để loại bỏ những thiệt hại đã gây ra.

Do sự hiện diện của các chất có khả năng gây hại cho con người, chẳng hạn như chì và cadmium, việc xử lý thích hợp vẫn rất quan trọng. Nhiều hãng tin về năng lượng tái tạo cảnh báo rằng một số chủ sở hữu có thể loại bỏ các tấm pin mặt trời như rác thải rắn khi chúng không còn hoạt động. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), thế giới có thể chứa 78 triệu tấn rác chỉ từ các tấm pin mặt trời vào năm 2050 .

Dù thế nào đi nữa, điều quan trọng vẫn là đảm bảo các tấm pin mặt trời được tái chế hoặc lưu trữ thích hợp để tránh chúng bị đưa vào bãi chôn lấp và gây hại lâu dài cho môi trường.

Mối lo ngại về việc thiếu đất cho các dự án năng lượng gió và mặt trời tiếp tục gia tăng khi toàn cầu hướng tới các nguồn năng lượng tái tạo. Một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc chấp nhận rộng rãi các công nghệ này là yêu cầu về những vùng đất rộng lớn để triển khai chúng. Mối quan tâm chính là các mục đích sử dụng đất khác, chẳng hạn như nông nghiệp và bảo tồn, có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh từ nhu cầu về cho các dự án điện tái tạo. 

Tuy nhiên, quá trình tìm kiếm vùng đất thích hợp cho các dự án gió và mặt trời vẫn tiếp tục trên toàn thế giới, đặc biệt khi các quốc gia nỗ lực đạt được các cam kết về khí hậu và loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch. Do đó, các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn có thể gây ra vấn đề về sử dụng đất .

Hơn nữa, sự khan hiếm đất đai thích hợp ở những khu vực dân cư đông đúc vẫn là trở ngại lớn cho sự phát triển rộng rãi năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Tuy nhiên, nhiều người đề xuất năng lượng xanh vẫn tiếp tục nghiên cứu các phương pháp mới nhằm tối đa hóa việc sử dụng nguồn tài nguyên đất khan hiếm cho năng lượng gió và mặt trời cũng như khắc phục những vấn đề này.

Các ví dụ bao gồm việc tạo ra công nghệ tiên tiến như các tấm pin mặt trời nổi và có thể lắp đặt trên các vùng nước hoặc kết hợp các tấm pin mặt trời vào các cấu trúc hiện có như mạng lưới giao thông và tòa nhà. Tương tự, cải tiến thiết kế và lắp đặt tuabin gió nhằm tối đa hóa sản lượng năng lượng đồng thời giảm tác động tiêu cực của chúng đối với việc sử dụng đất.

H.Mĩ

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.