Chưa phải là cao điểm của mùa nắng nhưng sản lượng tiêu thụ trong 4 tháng đầu năm đã đạt 73,35 tỉ kWh, cao hơn 628 triệu kWh so với kế hoạch và tăng 11% so với cùng kỳ năm 2018.
Tại các cuộc tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, cử tri phản ảnh rất nhiều về việc tăng giá điện: lộ trình tăng giá điện có hợp lý không, tăng đúng thời điểm chưa, cơ cấu giá điện 6 bậc chưa phù hợp…
Liên quan đến việc hoá đơn tiền điện tháng 4 tăng cao, EVN cho rằng, các tổng công ty điện lực đều thực hiện nghiêm túc những quy định của Chính phủ và Bộ Công Thương.
Nhiều doanh nghiệp xi măng đã điều chỉnh giá bán tăng 30.000 - 50.000 đồng/tấn, tương đương tăng 2 - 3% trước lộ trình tăng giá điện 8,36% kể từ 20/3/2019. Theo đó, giá xuất khẩu ghi nhận từ Tổng cục Hải quan tăng 22%, đạt trung bình 42,6 USD/tấn.
Đánh giá sơ bộ kết quả kiểm tra tại 5 tổng công ty điện lực về thực hiện việc điều chỉnh và áp giá bán lẻ điện mới, ông Nguyễn Anh Tuấn, cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), cho biết cơ bản các đơn vị đã thực hiện đúng quy định.
Bộ Công Thương cho biết việc tăng điện từ ngày 20/3 kèm theo 2 lần tăng giá xăng dầu đã khiến nhiều doanh nghiệp tăng giá sắt thép 100.000 – 200.000 đồng/tấn.
EVN khẳng định việc điều chỉnh giá điện vào cuối tháng 3 cũng chỉ tác động một phần thứ yếu tới hóa đơn tiền điện, dù ở mức tiêu thụ điện nào thì việc tác động của giá điện mới cũng chỉ tăng xấp xỉ 8,36% so với giá điện cũ.
Theo biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện nay thì khách hàng càng mua nhiều điện thì càng phải trả giá cao hơn. Hay nói cách khác, hiện nay khách hàng sử dụng điện sinh hoạt chưa được khuyến khích tiêu thụ nhiều điện năng. Các chuyên gia cho rằng, cũng cần áp mức giá cao với những hộ sử dụng nhiều điện.
Giá điện tối thiểu của ngành điện đang áp dụng cao hơn 2,33 lần so với điện mặt trời. Nếu tính theo số điện tiêu thụ bình quân của các hộ gia đình, giá cao gấp 3 lần.
Theo TS, Võ Trí Thành, mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% trong năm 2025 là không dễ dàng khi những đối tác quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu dự báo là tăng trưởng thấp hơn năm 2024. Đặc biệt, những chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ có thể cản trở mạnh mẽ đến gia tăng thương mại toàn cầu thế giới, trong đó có Việt Nam.