|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Financial Times: ATIGA có hiệu lực, giải pháp năng lượng xanh có thể giúp nông dân trồng mía sống sót

12:59 | 02/12/2019
Chia sẻ
Ngành công nghiệp đường của Việt Nam chưa sẵn sàng cho làn sóng cạnh tranh có thể chịu tác động mạnh khi các rào cản thương mại kết thúc vào đầu năm 2020.

Hiệp định Thương mại Hàng hóa Asean (ATIGA), mở cửa thị trường cho các thành viên khác của cơ quan thương mại khu vực, dự kiến sẽ dẫn đến sự gia tăng nhập khẩu, đặc biệt từ Thái Lan.

Mặc dù được hoãn hai năm và cảnh báo việc triển khai hoàn toàn có thể khiến giá trong nước giảm tới 20%, các nhà sản xuất phần lớn đã không giảm chi phí, trong khi nông dân Việt Nam vẫn phải vật lộn với năng suất thấp.

Nếu không có sự can thiệp của chính phủ, ngành mía đường, vốn trực tiếp và gián tiếp sử dụng 1,5 triệu người Việt Nam, có thể khó tồn tại trong cuộc cạnh tranh trên thị trường mở.

Theo Financial Times, chắc chắn, cuộc chiến tiềm tàng này có thể dấy lên những lời kêu gọi bảo hộ từ chính phủ, gồm các hàng rào phi thuế quan.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc nhở rằng các biện pháp bảo hộ ngành mía đường khi rào cản thương mại chấm dứt, có thể khiến Việt Nam rơi vào vòng trả đũa từ các đối tác thương mại.

Tuy nhiên, sẽ nghiên cứu các biện pháp cho phép quyền đánh thuế chống trợ cấp để đảm bảo cạnh tranh công bằng, quyền áp dụng trở lại các rào cản thuế và phi thuế để bảo vệ sản xuất trong nước trước sự gia tăng đột ngột của hàng nhập khẩu khi cần thiết.

Chính phủ Thái Lan đã dành gần bốn thập kỉ để củng cố ngành mía đường, gồm cả trợ cấp trực tiếp hào phóng, yếu tố giúp đường Thái Lan có thể cạnh tranh toàn cầu và đang là mối đe dọa trực tiếp đối với Việt Nam.

"Ngành đường Thái Lan sản xuất đường gần gấp 6 lần so với tiêu thụ, điều đó có nghĩa là 80% sản lượng đường dành riêng cho xuất khẩu. Rất rõ ràng, nó là một mối đe dọa thực sự cho ngành đường Việt Nam", ông Antoine Meriot, Tổng giám đốc của Sugar Expertise, một công ty tư vấn của Mỹ.

Screen Shot 2019-11-30 at 4

So sánh giá mía có thể thấy ngành đường Việt Nam không thể cạnh tranh được với Thái Lan. Đơn vị: USD/tấn. Nguồn: Financial Times.

Nhiều nhà máy đường Việt Nam đã đóng cửa vì các nhà sản xuất không thể cạnh tranh với sản phẩm nhập lậu từ Thái Lan, chiếm khoảng 1/5 nguồn cung thị trường nội địa

Theo ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), cuộc cạnh tranh trực tiếp với các nhà sản xuất đường Thái Lan sẽ rất khó khăn.

10 nhà máy đường của Việt Nam đã đóng cửa từ năm 2015, với 36 nhà máy còn lại dang hoạt động. VSSA dự kiến chưa tới 30 doanh nghiệp sẽ duy trì sản xuất vào cuối năm 2020.

Dự báo giá giảm có thể dẫn đến việc đóng cửa thêm của các nhà máy và khuyến khích nông dân chuyển sang trồng các loại cây có lợi nhuận cao hơn, làm tổn thương nguồn cung mía trong nước.

Giải pháp xanh cho ngành mía đường

Tuy nhiên, sự thúc đẩy năng lượng tái tạo đang đưa ra một giải pháp khác cho vấn đề cạnh tranh trong ngành.

Điều này có thể không đủ để giải quyết vấn đề khủng hoảng điện trong nước, nhưng chất thải từ sản xuất đường, được gọi là bã mía, cùng với chất thải sản xuất nông nghiệp khác có thể được chuyển thành biomas (sinh khối chứa năng lượng hóa học, nguồn năng lượng tử mặt trời tích lũy trong thực vật qua quá trình quang hợp) để tạo ra điện.

https___d1e00ek4ebabms

Theo một nghiên cứu năm 2018 của Sáng kiến tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Seoul (GGGI), và cơ quan phát triển GIZ của Đức, Việt Nam có thể tạo ra tới 4.300 GW giờ mỗi năm - đủ để cung cấp điện cho 630.000 hộ gia đình - bằng cách sử dụng nguồn chất thải sẵn có như trấu và bã mía.

Đến năm 2030, chính phủ đang hướng tới năng lượng tái tạo, gồm cả biomass nhưng không gồm thủy điện, chiếm 7,5% sản lượng điện của Việt Nam, tăng từ hơn 0,5% ở thời điểm hiện nay.

Với các chính sách phù hợp, các nhà máy đường trong nước có thể chiếm khoảng 40% mục tiêu sản lượng năng lượng biomass, theo VSSA.

"Biomass chỉ chiếm một phần nhỏ trong chiếc bánh [năng lượng] nhưng nó là một phần quan trọng, cùng với gió và mặt trời", ông Adam Ward, Đại diện của GGGI tại Việt Nam, nhận định.

Cần mức giá điện hỗ trợ (FiT) tốt hơn

Tuy nhiên, sẽ cần một mức giá điện hỗ trợ (FiT) tốt hơn để thúc đẩy đầu tư vào năng lượng biomass và hỗ trợ ngành đường.

Các nhà máy đường Việt Nam có tổng công suất phát điện là 352MW nhưng đầu tư bị cản trở bởi giá thấp. 8 nhà máy đường đã được hòa lưới điện đã bán điện với giá 5,8 US cent/kWh, phù hợp với chính sách của chính phủ năm 2014.

Mức giá này thấp hơn nhiều so với giá tại Thái Lan và Philippines.

"Các khoản đầu đã thận trọng, ví dụ, sử dụng các thiết bị rẻ tiền, và do đó, không hiệu quả trong thời gian dài", ông Lộc cho hay.

Dựa trên phân tích tài chính của 5 nhà máy địa phương, nghiên cứu của GGGI-GIZ kết luận rằng cần mức giá FiT thấp nhất là 9,35 US cent để đảm bảo lợi nhuận và khuyến khích các công ty đầu tư vào các hệ thống phát điện tiên tiến hơn.

Theo GGGI-GIZ, công suất năng lượng biomass có thể tăng gấp đôi một cách nhanh chóng với các công nghệ phù hợp để xử lí nhiều loại chất thải khác nhau.

Năng lượng biomass không chỉ giúp ngành đường mà còn giúp chính phủ có con đường rõ ràng hơn để đạt được các mục tiêu năng lượng tái tạo vì nó dễ đoán hơn năng lượng mặt trời và gió và có thể phân bố đều hơn trên khắp cả nước.

Ngành mía đường đã vận động chính phủ xem xét lại FiT biomass, đòi hỏi sự bình đẳng hơn so với các nhà sản xuất khác trong khu vực, cũng như với mức FiT năng lượng mặt trời và năng lượng gió hiện hành.

Trải nghiệm của các ngành năng lượng mặt trời và gió mang là một bài học vì việc tăng mức FiT của hai dạng năng lượng này đã dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ trong đầu tư.

Khoảng 10,5 GW các nhà máy năng lượng mặt trời và gió mới đã được phê duyệt vào giữa năm nay, trong khi gần 4,5 GW năng lượng mặt trời đã được hòa lưới điện, so với mục tiêu 4 GW của 2025.

https___d1e00ek4ebabms

Những lời kêu gọi của ngành mía đường đến nay đều bị từ chối. Chính phủ đang xem xét lại chính sách cơ chế hỗ trợ 2014, đưa ra giá ban đầu, nhưng chỉ đề xuất mức giá điện mới là 6,8 US cent.

Ngành mía đường vẫn hi vọng có nhiều biện pháp đảm bảo một sân chơi bình đẳng, gồm cả chính sách thuế quan tốt hơn.

Thất bại trong hành động sẽ làm tổn thương không chỉ ngành mía đường mà cả sư phát triển toàn diện của Việt Nam, Financial Times kết luận.

Lyly Cao