OPEC và các đồng minh sẵn sàng tổ chức một cuộc họp bất thường và sẽ làm những gì cần thiết nếu mức giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày không cân bằng thị trường trong năm tới, Bộ trưởng năng lượng của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cho biết vào Chủ nhật (23/12).
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak hôm 18/12 cho biết sản lượng dầu của quốc gia ngày có thể giảm trong năm tới vì thỏa thuận giảm sản xuất toàn cầu. Điều này có thể chấm dứt chuỗi tăng trưởng không gián đoạn kéo dài một thế kỉ.
Tuần tới, thị trường sẽ chú ý tới dự liệu tăng trưởng kinh tế thế giới sau khi giá xăng dầu tuần trước tiếp tục giảm do lo ngại nguồn cung tăng và nhu cầu giảm.
Hành động hợp tác giữa các nhà sản xuất dầu toàn cầu trong việc giảm nguồn cung đã giúp đặt ra mức sàn cho giá dầu thô là khoảng 60 USD/thùng, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hôm 13/12.
Bộ trưởng Năng lượng Nga hôm 11/12 cho biết, quốc gia này dự kiến giảm sản lượng dầu ít nhất 50.000 - 60.000 thùng/ngày vào tháng 1. Con số này thấp hơn nhiều mục tiêu cuối cùng theo thỏa thuận sản lượng toàn cầu đạt được trong tuần trước nhằm từ từ giảm sản xuất.
Iran đã điều chỉnh tăng 30% giá bán chính thức (OSP) của loại dầu nhẹ Iran xuất sang châu Á trong tháng 1/2019 so với giá dầu Oman/Dubai trung bình trên Platts, giảm 1 USD so với tháng trước, theo Reuters.
Thị trường hàng hóa hôm nay nổi bật với thông tin Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq dự báo giá dầu khả năng giảm xuống còn 45 - 50 USD/thùng, nếu OPEC không giảm sản lượng. Còn tại thị trường Trung Quốc, báo cáo hải quan cho biết nhập khẩu đậu nành của quốc gia này đã giảm 38% trong tháng 11.
Theo dự báo, dù giữ vững được thỏa thuận "tạm đình chiến" đạt được tại bên lề hội nghị G20 vừa qua, rủi ro lớn nhất của kinh tế thế giới là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo bảng cập nhật dữ liệu của Bộ Công Thương, trong 15 ngày qua, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore (thị trường nhập khẩu xăng dầu thành phẩm lớn nhất của Việt Nam) tiếp tục giảm mạnh.
Bị ảnh hưởng bởi sự biến động mạnh của giá dầu trong những tháng gần đây, các nền kinh tế Đông Nam Á đang trong tình trạng khủng hoảng trước cuộc họp OPEC, dự kiến diễn ra vào tuần này. Sự kiện này được dự báo sẽ đưa ra quyết định về việc giảm nguồn cung để kéo giá đi lên.
Năm 1960, OPEC được các nước sản xuất dầu mỏ Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela thành lập tại Baghdad, Iraq để đối phó với việc bán phá giá của các công ty dầu mỏ lớn.