|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê trong nước vượt ngưỡng 40.000 đồng/kg

09:02 | 07/09/2016
Chia sẻ
Đây là phiên lập đỉnh thứ 2 liên tiếp của giá cà phê trong nước.

Cụ thể mở đầu phiên 7/9, giá cà phê nhân xô trung bình tại các vựa lớn trong nước đồng loạt tăng 200 đồng/kg lên mức cao kỷ lục mới. Trong đó, giá cà phê tại Đắk Lắk và Gia Lai đang ở mức cao nhất, lần lượt là 40.000 đồng/kg và 40.100 đồng/kg.

Giá FOB cà phê tại cảng TP. Hồ Chí Minh cũng tăng 12 USD lên 1.824 USD/tấn - ghi nhận chuỗi tăng 3 phiên.

gia ca phe trong nuoc vuot nguong 40000 dongkg

Trên thị trường quốc tế, giá cà phê robusta trên sàn London, cà phê arabica trên sàn New York và Brazil cũng đồng loạt tăng hơn 1%, trong đó giá cà phê robusta lên cao nhất 18 tháng.

Trên sàn ICE châu Âu, giá cà phê robusta các kỳ hạn đều tăng 1% và vượt ngưỡng 1.900 SSD/tấn, ghi nhận phiên tăng giá thứ 5 liên tiếp.

Tương tự, giá cà phê arabica tăng ít nhất 1,5% trên sàn ICE Mỹ và tăng ít nhất 0,33% trên sàn BMF - Brazil.

gia ca phe trong nuoc vuot nguong 40000 dongkg

Kể từ đầu năm 2016, cà phê robusta liên tục tăng giá trước lo ngại rằng, tình hình thời tiết bất lợi sẽ kéo giảm sản lượng cà phê robusta toàn cầu. Tại Việt Nam, tình hình hạn hán tại các vựa lớn đã ảnh hưởng không nhỏ tới vụ mùa cà phê năm nay. Các vùng trồng cà phê robusta Brazil và các nước châu Á khác cũng chịu thiệt hại vì thời tiết bất lợi.

Trái lại, khu vực trồng cà phê arabica tại Brazil cho ra sản lượng tăng đều đặn hơn nhờ thời tiết thuận lợi, nên giá cà phê arabica trên sàn BMF bị chi phối chủ yếu bởi tỷ giá USD/BRL. Tại Mỹ, giá cà phê arabica cũng ghi nhận đà tăng bền vững trong nhiều phiên trở lại đây.

Trong phiên 6/9, giá cà phê trên các sàn tăng một phần nhờ tỷ giá giữa USD và nhiều ngoại tệ khác giảm mạnh trước đồn đoán Mỹ sẽ không tăng lãi suất vào cuối tháng 9 này.

Hiện tại, chênh lệch giữa giá cà phê robusta và arabica đang dần thu nhỏ lại. Nếu chênh lệch giá tiếp tục giảm, rất có khả năng người dùng sẽ chuyển sang dùng cà phê arabica thay vì cà phê robusta, đặc biệt là khi nguồn cà phê robusta đang khan hiếm.

Kim Dung